Một nhà vật lý thiên văn ở đại học Oklahoma và cộng tác viên người Trung Quốc của ông đã tìm thấy hai lỗ đen siêu nặng trong quasar gần Trái Đất nhất có tên Markarian 231 bằng việc sử dụng các quan sát của kính thiên văn không gian Hubble. Khám phá hai lỗ đen siêu nặng có kích thước hác nhau này là bằng chứng cho việc tồn tại cúa các lỗ đen kép và gợi ý rằng các lỗ đen siêu nặng tăng thêm khối lượng nhờ các vụ sáp nhập dữ dội.
Xinyu Dai, giáo sư tại khoa Vật lý và Thiên văn Homer L. Dodge, Trường nghệ thuật và khoa học thuộc đại học Oklahoma, hợp tác trong dự án nào cùng với Youjun Lu đến từ Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc, Viện khoa học Trung Quốc. Dai và Lu đã quan sát bức xạ tử ngoại phát ra từ trung tâm của Mrk 231 được ghi nhận bởi Hubble, rồi sử dụng mô hình do Lu phát triển đối với quang phổ thiên hà. Kết quả là họ có thể dự đoán được sự tồn tại của cặp lỗ đen kép trong Mrk 231.
"Chúng tôi cực kì vui mừng với kết quả này vì nó không chỉ cho thấy sự tồn tại của một cặp lỗ đen kép trong Mrk 231 mà còn mở ra một cách mới để tìm kiếm một cách có hệ thống các cặp lỗ đen kép thông qua bản chất của bức xạ tử ngoại chúng phát ra," Lu nói.
"Các cấu trúc trong vũ trụ chúng ta, như những thiên hà khổng lồ và những quần thiên hà, lớn lên nhờ sự hợp nhất của những hệ nhỏ vào hệ lớn hơn, và các lỗ đen kép là hệ quả tự nhiên của sự hợp nhất các thiên hà." Dai nói
Như vậy, hai lỗ đen khám phá bởi Lu và Dai trong Mrk 231 sẽ va chạm và hợp nhất để tạo thành quasar với một lỗ đen siêu nặng. Quasar là những thiên hà hoạt động với vùng trung tâm rất sáng, có thời gian tồn tại khá ngắn so với tuổi vũ trụ.
Bryan (VACA)
Theo Science Daily