Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã khám phá ra rằng các sắc tố sinh học của cây, được gọi là các sắc tố quang hợp sinh học, để lại dấu hiệu đặc trưng ở ánh sáng mà chúng phản xạ lại. Các nhà thiên văn học có thể sử dụng tính chất này để hỗ trợ việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

 

Giáo sư, tiến sĩ Svetlana Berdyugina từ Viện Vật lý đại học Freiburg và Viện vật lý Mặt Trời Freiburg Kiepenheuer đã nghiên cứu những dấu hiệu sinh học này đồng thời cùng các nhà nghiên cứu của đại học Hawaii ở Mānoa (Mỹ) và Đại học Aarhus (Đan Mạch) sử dụng các kính lọc phân cực: Nếu sắc tố sinh học được coi là dấu hiệu cho sự sống trên một hành tinh, chúng sẽ để lại dấu ấn phân cực trên ánh sáng phản xạ lại. Các nhà khoa học đã công bố khám phá này trên tạp chí Astrobiology (Sinh học thiên văn).

Các sắc tố quang hợp là những hợp chất của thực vật có chức năng hấp thụ và phản xạ các bước sóng của ánh sáng nhìn thấy, khiến chúng có màu như chúng ta thấy. Sắc tố sinh học là thứ khiến do cây cối, tảo, vi khẩn và da hay mắt của con người trở nên đầy màu sắc. Chẳng hạn như sắc tố diệp lục của lá cây hấp thụ sắc xanh nước biển là đỏ nhưng lại phản xạ một phần ánh sáng màu xanh lá cây, do đó mà lá cây được chúng ta thấy với màu như vậy.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra phần của quang phổ ánh sáng nhìn thấy phản xạ trên màu sắc của các loại cây khác nhau dao động theo những hướng riêng. Điều đó có nghĩa chúng bị phân cực. Mỗi sắc tố sinh học để lại một dấu vết màu sắc trong ánh sáng bị phân cực. Các nhà nghiên cứu có thể xác định dấu vết sinh học này với sự hỗ trợ của các kính lọc phân cực, có chức năng tương tự như những chiếc kính râm phân cực hay kính để xem các bộ phim 3D. Dấu vết trong ánh sáng phân cực của cây cối trên các hành tinh ở xa cũng có thể được phát hiện theo cách này. Độ tương phản cao của các dấu hiệu sinh học trong ánh sáng phân cựu có thể là chìa khóa cho việc tìm kiếm chúng ở những hệ hành tinh mà ánh sáng từ sao mẹ quá áp đảo đã che lấp hết các dấu hiệu từ các hành tinh.

"Kỹ thuật này có thể là công cụ để tìm kiếm sự sống trong Alpha Centauri, hệ hành tinh gần Mặt Trời nhất." Berdyugina nói. Các nhà vật lý thiên văn coi sao Alpha Centauri B là mũi nhọn chính để tìm kiếm với những kính thiên văn hiện nay vì nó là một trong những ngôi sao gần Trái Đất nhất. Không có hành tinh nào từng được tìm thấy trong vùng sống được của ngôi sao này cho tới nay (vùng sống được là vùng có khoảng cách tính từ sao mẹ sao cho đủ để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt, điều kiện đầu tiên cho sự sống như chúng ta đã biết trên Trái Đất). Các kính thiên văn lớn hơn sẽ là cần thiết để quan sát các hệ hành tinh xa hơn. Cho tới khi các nhà thiên văn có được những kính như thế, nhóm nghiên cứu tiếp tục tập trung tìm kiếm những dấu hiệu của sắc tố quang hợp trong ánh sáng thu được của hệ Alpha Centauri.

Bryan (VACA)
Theo Science Daily