Khi tàu không gian Cassini của NASA bay qua Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, nó đã bắt được một hình ảnh thoáng qua của ánh sáng Mặt Trời phản chiếu xuống các biển Hydrocarbon.

 

Trong quá khứ, Cassini đã bắt được các hình ảnh riêng biệt của các vùng biển cực Bắc, và thấy ánh nắng Mặt Trời lấp lánh trên chúng. Đây là lần đầu tiên chúng được thấy cùng nhau trong cùng một lần quan sát.

Trong hình ảnh:
- Một mũi tên phức hợp từ các đám mây khí Methane sáng dao động gần cực Bắc của Titan. Những đám mây có thể được tích tụ cùng với lượng mưa.

- Một thứ như rìa của bồn tắm hay rìa ánh sáng xung quanh Kraken Mare – biển có chứa các ánh sáng được phản chiếu – cho thấy rằng biển có kích thước lớn tại một số điểm, nhưng sự bay hơi đã làm giảm kích thước của nó.

 

Các biển của Titan chủ yếu là Methane lỏng và Ethane. Trước khi Cassini đến Sao Thổ, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng có thể có các chất lỏng trên bề mặt Titan.

Cassini đã chỉ tìm thấy những vùng cồn cát rộng lớn gần xích đạo và nơi vĩ độ thấp hơn, nhưng vị trí các hồ và biển nằm gần các cực, đặc biệt là ở phía Bắc.

Quan sát mới được thực hiện ở dải sóng hồng ngoại. Nó được chụp qua quang phổ kế biểu kiến và hồng ngoại của Cassini hôm 21 tháng 8.

Ngọc Ánh (VACA)
Theo Space Daily