Một nhóm các nhà khoa học đứng đầu bởi Jacqueline Faherty ở viện khoa học Carnegie đã tìm ra bằng chứng đầu tiên của mây nước đá trên một thiên thể nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Mây nước đá tồn tại trên các hành tinh khí khổng lồ: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, nhưng chưa từng được phát hiện phía ngoài các hành tinh của Mặt Trời, cho tới lúc này.
Phát hiện của họ vừa được công bố trên tờ The Astrophysical Journal Letters.
Tại đài quan sát Las Campanas ở Chile, Faherty cùng nhóm nghiên cứu với sự có mặt của Andrew Monson ở Carnegie sử dụng camera cận hồng ngoại FourStar để xác định sao lùn nâu lạnh nhất. Khám phá của họ là kết quả của 151 bức ảnh được chụp trong hơn 3 đêm và kết hợp lại. Thiên thể được đặt tên là WISE J085510.83-071442.5, hay W0855 lần đầu tiên được quan sát bởi tàu WIRE (vệ tinh quan sát trường rộng ở dải hồng ngoại) của NASA và được công bố hồi đầu năm nay. Nhưng đến nay nó mới được quan sát bởi các thiết bị trên Trái Đất.
"Đây là một cuộc chiến của kính thiên văn để có được phát hiện", Faherty nói.
Chris Tinney, một nhà thiên văn học ở Trung tâm Sinh học thiên văn Australia, UNSW Australia (đại học New South Wales) và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết "Đây là một kết quả tuyệt vời. Thiên thể này quá mờ và thật thú vị khi là những người đầu tiên phát hiện nó với một kính thiên văn mặt đất".
Sao lùn nâu không hẳn là các ngôi sao nhỏ, cũng không hẳn là các hành tinh khổng lồ. Chúng quá nhỏ để duy trì phản ứng tổng hợp hydro và làm chúng cháy sáng. Nhiệt độ của chúng có thể nóng như một ngôi sao nhưng cũng có thể lạnh như một hành tinh, và khối lượng của chúng cũng nằm trong khoảng giữa sao và hành tinh. Chúng được các nhà thiên văn học đặc biệt quan tâm bởi chúng cung cấp những manh mối về quá trình tạo thành sao. Chúng cũng có nhiệt độ khá trùng với nhiệt đọ của một hành tinh nhưng lại dễ nghiên cứu hơn vì chúng thường đứng độc lập.
W0855 là hệ gần thứ tư đối với Mặt Trời, chính xác là như một hàng xóm đối với các khoảng cách thiên văn. Việc so sánh các hình ảnh ghi lại ở dải cận hồng ngoại của nhóm nghiên cứu với các mô hình để dự đoán thành phần khí quyển của các sao lùn nâu đã chỉ rá bằng chứng của việc tồn tại mây đóng băng của nước và sunfur trên thiên thể này.
"Mây băng được dự đoán là thành phần rất quan trọng trong khí quyển của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chúng ta, nhưng chúng chưa từng được quan sát thấy ngoài Hệ trước đây," Faherty nói.
Bryan (VACA)
Theo Science Daily