Các nhà khoa học đã sử dụng Tổ hợp kính thiên văn quang phổ hạt nhân (viết tắt là NuSTAR), một kính thiên văn X-ray trên quĩ đạo để ghi nhận một sự kiện hết sức đặc biệt và hiếm hoi trong những khu vực ngay quanh một lỗ đen siêu nặng. Một nguồn phát tia X nhỏ nằm cạnh lỗ đen, gọi là quầng sáng (corona), đã di chuyển gần hơn tới lỗ đen chỉ trong vài ngày.

"Quầng sáng mới va chạm vào lỗ đen, kết quả là lực hấp dẫn của lỗ đen kéo nó về phía đĩa bao quanh, nơi vật chất đi vào theo đường xoắn ốc" - cho biết của Michael Parker từ Viện thiên văn học Cambridge, Anh, tác giả chính của bài báo đã được công bố.

Khi quầng sáng tiến về phía lỗ đen, hấp dẫn của lỗ đen ngày càng mạnh hơn kéo các bức xạ tia X phát ra từ quầng làm nó nhạt đi và bị kéo giãn. Hiện tượng này từng được quan sát trước đây nhưng chưa từng chi tiết tới như vậy.

Lỗ đen siêu nặng được cho rằng nằm ở trung tâm của tất cả các thiên hà. Một số nặng hơn và quay nhanh hơn một số khác. Lỗ đen trong nghiên cứu mới này được gọi là Markarian 335, hay Mrk 335, nằm cách Trái Đất 324 triệu năm ánh sáng ở hướng của chòm sao Pegasus. Nó là một trong những trường hợp hoạt động dữ dội nhất trong số những lỗ đen mà khối lượng và tốc độ quay đã được đo. Lỗ den này có khối lượng bằng khoảng 10 triệu lần khối lượng Mặt Trời trong khi đường kính vùng nó chiếm chỗ chỉ bằng 30 lần đường kính Mặt Trời và nó quay nhanh tới mức không gian và thời gian bị kéo theo cuốn quanh nó.



Mặc dù một số bức xạ rơi vào lỗ đen không bao giờ có thể thoát ra, một số bức xạ năng lượng cao khác vẫn phát ra từ cả quầng sáng lẫn đĩa bồi đắp chứa đầy vật chất siêu nóng. Dù các nhà thiên văn không thể chắc chắn về hình dạng và nhiệt độ của quầng, họ biết tằng nó chức các hạt cơ bản chuyển động gần với vận tốc ánh sáng.

Vệ tinh Swift của NASA đã theo dõi Mrk 335 trong nhiều năm, vafgaanf đây phát hiện một biến đổi trong bức xạ tia X của nó. Nắm lấy cơ hội này, NuSTAR đã được đưa vào và quan sát hướng tới mục tiêu là bức xạ tia X năng lượng cao trong khoảng từ 3 đến 79 keV. Năng lượng này cung cấp cho các nhà thiên văn một cái nhìn chi tiết vào những gì xảy ra gần chân trời sự kiện, vùng bao quanh lỗ đen mà từ đó (khi đã vượt qua đó) ánh sáng không thể thoát ra khỏi đó lỗ đen nữa.

Các quan sát cho thấy quầng sáng vẫn còn đang tiếp tục định hình, nhiều tháng sau khi di chuyển. Các nhà nghiên cứu không biết liệu quầng sáng này có quay lại không và nếu có thì khi nào. Hơn nữa, các quan sát của NuSTAR cho thấy rằng lực níu do hấp dẫn của lỗ đen đã kéo ánh sáng của quầng về phía đĩa vật chất của nó, và vì thế đã chiếu sáng đĩa. Gần như là có ai đó đã chiếu đèn pin giúp các nhà thiên văn học, quầng sáng dịch chuyển đã chiếu sáng đúng chỗ mà họ muốn nghiên cứu. Dữ liệu mới có thể cuối cùng giúp xác định nhiều hơn về bản chất bí ẩn của quầng lỗ đen. Thêm nữa, các quan sát cung cấp các phép đo chính xác hơn về tốc độ quay tương đối tính của Mrk 335. Tốc độ tương đối tính là những vận tốc đạt gần tới vận tốc ánh sáng, như được mô tả trong thuyết tương đối của Albert Einstein.

"Chúng tôi vẫn không hiểu chính xác quầng đã được tạo ra thế nào và tại sao nó thay đổi hình dạng, nhưng chúng tôi thấy nó chiếu sáng vật chất quanh lỗ đen, cho phép chúng tôi nghiên cứu những vùng rất gần mà ở đó thể hiện rõ những hiệu ứng được thuyết tương đối rộng của Einstein mô tả", Fiona Harrion từ viện công nghệ California (Caltech) ở Pasadena, điều tra viên chính của NuSTAR, cho biết, "Khả năng chưa từng có của NuSTAR để quan sát sự kiện này và những cái tương tự cho phép chúng tôi nghiên cứu về những sự bẻ cong ánh sáng mạnh mẽ nhất trong thuyết tương đối rộng."

Bryan (VACA)
Theo Science Daily