NASA vừa phóng tàu thăm dò không người lái với mục đích tìm hiểu khí quyển Mặt Trăng, đây là tàu không gian thăm dò Mặt Trăng thứ ba của Hoa Kỳ trong 5 năm qua. Sáng đỏ trên bầu trời đêm, tàu không gian bay lên lúc 3h27 theo giờ GMT hôm thứ bảy ngày 7/9 trên tên lửa vận chuyển Air Force được có tên Minotaur V từ bãi phóng của NASA ở Virginia.

“Tàu ở trạng thái tốt và  đúng quỹ đạo tại thời điểm này” nhà phát ngôn của NASA George Diller phát biểu nửa giờ sau khi phóng.

Chương trình cho thiết bị thám hiểm môi trường bụi và khí quyển Mặt Trăng (viết tắt LADEE) mong tìm hiểu nhiều hơn về khí quyển và bụi khi quay quanh Mặt Trăng.

Điều hành phóng Doug Voss cho biết nhiệm vụ trước tiên cho tên lửa năm giai đoan này đặt ra bởi Tập Đoàn Khoa học quỹ đạo là "hoàn thành bức tranh".

“Nó là một kết thúc tuyệt cho một sứ mệnh phi thường, một sứ mệnh độc nhất”

Khi những nhà du hành Hoa Kỳ cuối cùng đi trên Mặt Trăng bốn thập kỉ trước, họ nhận ra rằng bụi có thể là vấn đề lớn tới tiếp nhận của tàu thăm dò và các thiết bị, chuyên gia không gian John Logsdon nói.

“Nếu chúng ta từng đi tới đó trong một thời gian dài, bụi sẽ bám vào mọi thứ. Nó không phải những hạt bụi mịn như hạt cát trên bãi biển mà chúng tạo nên từ những mảnh vỡ rất rất nhỏ.” Logsdon, một lãnh đạo NASA và cựu giám đốc viện chính sách không gian đại học George Washington, cho biết. “Tất cả các phi hành đoàn Apollo phàn nàn về bụi Mặt Trăng thấy ở khắp nơi.”

Phi hành gia Hoa Kỳ đầu tiên bước đi trên Mặt Trăng năm 1969, và cuộc thám hiểm cuối cùng thời kì Apollo diễn ra năm 1972.

Khí quyển Mặt Trăng quá mỏng nên các phân tử khí không thể va chạm với nhau và được biết đến là ngoại quyển (hay ngoại khí quyển).

Khám phá ngoại quyển này sẽ là tàu không gian chạy bằng pin Mặt Trời và Liti trị giá 280 triệu đô la có kích thước như một chiếc xe nhỏ- cao gần 8 feet(2,4m) và rộng 5 feet.

Cuộc hành trình này trên Mặt Trăng sẽ  kéo dài khoảng một tháng.

Khi lần đầu tiên tàu không gian đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng vào ngày 6 tháng 10 tới, nó sẽ  ở độ cao khoảng 155 dặm( 250 km) trong 40 ngày rồi sau đó xuống thấp ở độ cao 12,4 đến 37,3 dặm so với bề mặt Mặt Trăng cho sứ mệnh khoa học trong nhiệm vụ lần này.

Nó mang theo một thiết bị phóng chùm laser giữa Trái Đât và Mặt Trăng công nghệ mới với 3 cơ cấu chính bao gồm máy quang phổ khối lượng trung tính để xác định các thành phần hóa học của khí quyển Mặt Trăng cùng các dụng cụ khác để phân tích khí và bụi ngoại quyển.

“Những đo đạc này sẽ giúp các nhà khoa học thu thập các bí ẩn về bụi Mặt Trăng, tích điện do tia cực tím của Mặt Trời, trả lời cho hiện tượng chói sáng khi Mặt Trời mọc mà các phi hành gia Apollo thấy?”, NASA cho biết.

Các thiết bị khác sẽ tìm kiếm các phân tử nước trong khí quyển Mặt Trăng.

Trong một trăm ngày với sứ mệnh khoa học của nhiệm vụ này, LADEE sẽ thực hiện một cú đâm nguy hiểm xuống bề mặt Mặt Trăng.

Tàu không gian được thiết kế theo mô hình với mục đích “giảm quá trình sản xuất và lắp ráp” và “giảm đáng kể giá thành tàu”, NASA cho biết.

Mô hình này sẽ mở đường cho các máy thăm giò không người lái tới các tiểu hành tinh hoặc Sao Hỏa cũng như tàu thăm dò Mặt Trăng trong tương lai mặc dù bây giờ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào.

LADEE được hình thành khi NASA có kế hoạch đưa con người lần nữa lên Mặt Trăng như là một phần của chương trình mang tên Constellation đã bị tổng thống Barack Obama đóng lại năm 2010 do vượt quá ngân sách với những mục tiêu của nó.

Dự án lớn kế tiếp của NASA về thám hiểm bằng con người dự định sẽ đưa người lên Sao Hỏa vào năm 2030.

Các chương trình tự hành gần đây của NASA bao gồm cả vệ tinh quỹ đạo thăm dò Mặt Trăng (Lunar Reconnaissance Orbiter) đã cho những bức ảnh chi tiết về bề mặt đầy lỗ của Mặt Trăng, và Gravity Recovery and Interior Laboratory (GRAIL) phát hiện ra những cuộc bắn phá của các thiên thạch là kết quả của những phần không đồng đều trọng lực trên Mặt Trăng.

Vệ tinh trước đó của NASA, vệ tinh  Lunar Crater Observation and Sensing (LCROSS), khám phá ra nước đóng băng khi va chạm năm 2009, cơ quan không gian này cho biết.

Đình Thành (VACA)
Theo Space Daily