Messier 77 (M77) là một thiên hà trong chòm sao Cetus, cách chúng ta khoảng 45 triệu năm ánh sáng. Còn được biết đến với cái tên NGC 1068, đây là một trong những thiên hà nổi tiếng và được nghiên cứu nhiều nhất. Đây thực sự là một "ngôi sao" sáng giữa các thiên hà, đã tốn nhiều bài báo viết về nó hơn tất cả các thiên hà khác cộng lại.
Tuy nó nổi tiếng và có một cấu trúc xoắn hết sức đặc biệt, thiên hà này đã từng bị hiểu nhầm một vài lần: lần đầu tiên vào năm 1780, khi nó được phát hiện lần đầu và chúng ta vẫn chưa thể phân biệt các đám mây khí và thiên hà, nên người khám phá ra thiên hà này Pierre Mechain đã xác định nhầm nó là một tinh vân. Sau này, trong danh mục của Messier nó cũng được xác định nhầm như một cụm sao.
Tuy nhiên hiện nay, nó đã được xác định chắc chắn là một thiên hà xoắn có vạch dọc, với các cánh tay uốn nhẹ và một chỗ phình ở trung tâm khá nhỏ. Đây là ví dụ gần nhất và sáng nhất về một loại thiên hà biết đến với tên gọi thiên hà Seyfert – các thiên hà chứa đầy các khí nóng và bị ion hóa cao, cực sáng và bức xạ mạnh.
Các bức xạ mạnh như vậy đã được cho rằng đến từ trung tâm Messier 77 – từ một lỗ đên hoạt động mạnh nặng gấp khoảng 15 lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta. Vật chất bị kéo về phía lỗ đen này và quay tròn quanh nó, nóng lên và phát sáng mạnh mẽ. Chỉ riêng phần này của thiên hà thôi, dù khá nhỏ, cũng có thể sáng hơn một thiên hà bình thường gấp hàng chục nghìn lần. Dù không thể sánh được với vùng trung tâm cực sáng, các cánh tay xoắn của Messier 77 cũng khá sáng. Dọc theo mỗi cánh tay là các cụm đỏ - một dấu hiệu rằng các ngôi sao mới đang được hình thành. Các ngôi sao mới này tỏa sáng mạnh, làm các khí gần đó bị ion hóa và phát sáng một màu đỏ rực. Các đường bụi tỏa ra một màu nâu đỏ cũ do một hiện tượng được gọi là đỏ hóa; bụi hấp thụ nhiều ánh sáng xanh hơn ánh sáng đỏ, và làm tăng tính đỏ của nó.
Quỳnh Chi (VACA)
Theo Science Daily