Thiên hà xoắn NGC 6872 đã luôn được biết đến như một trong những hệ thiên thể  lớn nhất trong nhiều thập kỉ trở lại đây. Nhưng vừa rồi, một nhóm các nhà thiên văn học từ Mỹ, Chile và Brazil đã khẳng định đây là thiên hà xoắn lớn nhất từng biết, dựa trên các dữ liệu thu được từ Tàu chương trình nghiên cứu tiến hóa thiên hà (GALEX) của NASA, hiện nay đang thuộc quản lý của Học viện Công nghệ California, Pasadena, California.

 

Nếu đo dọc theo hai cánh tay xoắn của nó, NGC 6872 trải dài suốt 522.000 năm ánh sáng, lớn hơn thiên hà Milky Way của chúng ta gấp 5 lần.

“Nếu không nhờ khả năng dò tìm ánh sáng cực tím từ các ngôi sao trẻ nhất, nóng nhất của GALEX, chúng ta đã không bao giờ có thể tìm hiểu hết về thiên hà đặc biệt này,” theo lời của nhà khoa học Rafael Eufrasio, một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland và một ứng viên cho bằng tiến sĩ tại Đại học Công giáo của Mỹ ở Washington. Ông đã trình bày những khám phá này vào ngày 10/1 tại buổi gặp mặt của Hội thiên văn học Mỹ tại Biển Long, California.

Kích cỡ và hình dáng kì lạ của thiên hà này có từ sự tương tác của nó với một thiên hà đĩa nhỏ hơn nhiều lần với cái tên IC 4970 và có khối lượng chỉ bằng 1/5 NGC 6872. Hai thiên hà này cách Trái Đất 212 triệu năm ánh sáng, ở phía nam chòm sao Pavo.

Các nhà thiên văn học nghĩ rằng các thiên hà lớn, kể cả  Milky Way của chúng ta, lớn lên nhờ các thiên hà nhỏ  hơn nhập vào nhau qua hàng tỉ năm bằng việc hấp thu các hệ nhỏ hơn.

Tuy nhiên, tương tác hấp dẫn giữa NGC 6872 và IC 4970 rất có thể đã làm việc ngược lại, tạo ra điều rất có thể sẽ phát triển thành một thiên hà trẻ và nhỏ.

“Cánh tay phía đông bắc (của bức ảnh) của NGC 6872 bị  ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự hình thành các ngôi sao, nhưng ở giới hạn xa của nó – nơi chỉ có thể nhìn thấy qua các tia cực tím, là một vật thể có vẻ như là một thiên hà lùn nhỏ, giống với những hiện tượng quan sát được trong các hệ thiên hà khác,” theo thành viên của nhóm nghiên cứu Duilia de Mello, giáo sư thiên văn học tại Đại học Công giáo.

Thiên hà lùn tình nghi này sàng hơn trong vùng ánh sáng cực tím hơn các vùng khác của thiên hà mẹ, một bằng chứng cho việc nó có rất nhiều các ngôi sao trẻ và nóng, trẻ hơn mốc 200 triệu năm tuổi.

Các nhà khoa học  đã nghiên cứu thiên hà này dựa vào dữ liệu thu được từ Kính thiên văn cực lớn của đài quan sát tại Nam bán cầu của châu Âu, Cuộc khảo sát Two Micron All Sky và Kính thiên văn không gian Spitzer của NASA, cũng như GALEX.

Bằng việc nghiên cứu sự phân bố năng lượng dựa trên bước sóng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một tính chất đặc trưng của tuổi vũ trụ dọc theo hai cánh tay xoắn của thiên hà này. Những ngôi sao trẻ nhất xuất hiện ở đầu cánh tay xoắn đông bắc, trong thiên hà xoắn tình nghi, và càng về trung tâm thiên hà thì tuổi vũ trụ của các hệ lại càng tăng.

Cánh tay xoắn phía tây nam cũng có chung tính chất, có thể liên quan tới các làn sóng hình thành sao do sự tương tác giữa hai thiên hà.

Một nghiên cứu năm 2007 thực hiện bởi Cathy Horellou tại Đài quan sát không gian Onsala ở Thụy Điển và Baerbel Koribalski tại Kính thiên văn Quốc gia Úc đã phát triển các mô hình máy tính của những va chạm mà có thể đã tạo nên hệ này như chúng ta quan sát được. Dựa trên tính toán gần đúng nhất thì IC 4970 đã tiến lại gần NGC 6872 vào khoảng 130 triệu năm trước và đi dọc theo đĩa của thiên hà xoắn này trong cùng hướng quay của nó. Các nghiên cứu hiện nay đồng ý với mô hình này.

Giống như các thiên hà xoắn khác, NGC 6872 chứa một dải sao trải dài giữa cánh tay xoắn và vùng trung tâm thiên hà. Dải có bán kính khoảng 26.000 năm ánh sáng, hay gấp đôi độ dài trung bình của các thiên hà xoắn xung quanh, và thích hợp với một thiên hà khổng lồ. Nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng của sự hình thành sao gần đây dọc theo thanh, như vậy thanh này hình thành từ ít nhất vài tỉ năm trước. Nhưng ngôi sao già của nó cho ta biết một cấu trúc hóa thạch của các ngôi sao trong thiên hà trước khi sự tương tác với IC 4970 làm thay đổi mọi chuyện.

“Hiểu được cấu trúc và nguồn gốc của các hệ tương tác giống với hệ này sẽ đưa chúng ta gần lại hơn với việc đặt những sự kiện này vào hoàn cảnh vũ trụ của chúng, từ đó có thể giải mã những điều chúng ta tìm được ở các hệ trẻ hơn và xa hơn,” theo lời một thành viên của nhóm nghiên cứu và nhà thiên văn vật lý học tại Goddard Eli Dwek.

Nghiên cứu này cũng bao gồm Fernanda Urrutia – Viscarra và Claudia Mendes de Oliveira tại Đại học Sao Paulo Brazil, và Dimitri Gadotti tại đài quan sát tại Nam bán cầu của châu Âu (ESO) tại Paranal ở Chile ở Santiago, Chile.

Quỳnh Chi (VACA)
Theo Science Daily