Khoảng 4,567 tỷ năm trước, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta đã ra đời từ một cái đĩa khỏng lồ của khí và bụi nở rộng và quay xung quanh Mặt Trời. Mặc dù quá trình này xảy ra tương tự với hầu hết các "hệ mặt trời" khác trong thiên hà, quá trình hình thành hệ hành tinh của chúng ta trước nay được tin rằng diễn ra dài gấp đôi so với các hệ hành tinh khác. Giờ đây, nghiên cứu của Trung tâm sự tạo thành sao và hành tinh thuộc bảo tàng lịch sử tự nhiên Đan Mạch, đại học Copenhagen, gợi ý một ý khác. Thật ra, Hệ Mặt Trời của chúng ta không hề đặc biệt như chúng ta từng nghĩ.

 

Sử dụng các phương pháp tiên tiến trên các đồng vị uranium, nghiên cứu hiện tại về các thiên thạch nguyên thủy cho phép các nhà nghiên cứu xác định thời điểm tạo thành của hai dạng vật chất rất khác nhau là vật chất giàu calci-nhôm (viết tắt là CAI) và chondrules, hai loại này được tìm thấy trên cùng một thiên thạch. Bằng cách đó, trình tự thời gian và qua đó là cả hiểu biết về sự phát triển của Hệ Mặt Trời chúng ta được làm sáng tỏ hơn. Nghiên cứu này vừa được công cố trên tạp chí khoa học Science.

4,567 tỷ năm, đó là đổ dài chúng ta cần đi ngược lại để xem xét Hệ Mặt Trời chúng ta. Các nhà nghiên cứu tại trung tâm sự tạo thành sao và hành tinh của đại học Copenhagen nghiên cứu kĩ về 3 triệu năm đầu tiên của Hệ Mặt Trời bằng cách phân tích các thiên thạch nguyên thủy có chứa những vật chất lâu năm nhất của Hệ Mặt Trời. Trước đây, CAI đã được xác định là hình thành trong một giai đoạn rất ngắn. Nghiên cứu giờ đây đã xác định chondrules đã được tạo thành đầy đủ trong giai đoạn 3 triệu năm đầu tiên của Hệ Mặt Trời. Điều này khác với giả thuyết trước đây cho rằng dạng hợp chất này được tạo thành sau CAI khoảng 2 triệu năm.

Vẽ một bức tranh mới về Hệ Mặt Trời
"Bằng cách sử dụng quá trình này để xác định thời điểm của hai loại vật chất rất khác nhau trên cùng thiên thạch, chúng tôi không chỉ thay đổi lại trình tự thời gian trong lịch sử phát triển của Hệ Mặt Trời, mà còn có thể vẽ nên một bức tranh mới về sự phát triển của Hệ Mặt Trời, rất giống với bức tranh mà các nhà nghiên cứu khác đã quan sát được ở các hệ hành tinh khác", cho biết của James Connelly tại trung tâm sự tạo thành sao và hành tinh.

Chúng ta không đặc biệt đến thế
"Về cơ bản, chúng ta đã được cho thấy rằng chúng ta không phải duy nhất như chúng ta từng nghĩ. Hệ Mặt Trời của chúng ta cũng giống như các hệ hành tinh khác đã được quan sát trong Milky Way. Bằng cách này, kết quả của chúng tôi phục vụ cho việc xác nhận các kết quả nghiên cứu khác trong đó các hành tinh giống như Trái Đất là phổ biến trong vũ trụ hơn là chúng ta vẫn nghĩ", Giáo sư Martin Bizzarro, đứng đầu Trung tâm sự tạo thành sao và hành tinh cho biết.

VACA
(theo Science Daily)