Tàu không gian Voyager 1 của NASA phóng lên vào năm 1977, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên bay ra khỏi Hệ Mặt Trời và bắt đầu một hành trình mới ở không gian bên ngoài, các chuyên gia cho biết.
Các nhà khoa học đang bị cuốn hút bởi gần đây sự gia tăng các tia vũ trụ va vào tàu, con tàu mà trong nhiều thập kỉ qua đã chụp được hình ảnh của Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời vì nó tạo nên một cuộc hành trình dài ở không gian bên ngoài.
"Các dữ liệu mới nhất từ Voyager 1 chỉ ra rằng rõ ràng chúng ta đang ở trong một khu vực mới, nơi mà mọi thứ đang thay đổi rất nhanh chóng" - một tuyên bố từ Ed Stone, nhà nghiên cứu dự án Voyager tại Viện Công nghệ California ở Pasadena.
"Điều này thật thú vị, chúng ta đang tiếp cận biên giới cuối cùng của Hệ Mặt Trời"
Những tia vũ trụ là các hạt năng lượng cao được gia tốc tới gần tốc độ ánh sáng của các supernova xa và các lỗ đen bắn phá tàu với tần số lớn hơn, NASA cho biết.
Các tia vũ trụ trong thiên hà mà tàu Voyager 1 gặp phải đã tăng khoảng 25% từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 1 năm 2012.
"Tuy nhiên gần đây chũng tôi đã chứng kiến 1 sự leo thang rất nhanh chóng của 1 phần năng lượng phổ bắt đầu từ ngày 7 tháng 5 năm 2012, số lần va chạm với các tia vũ trụ tăng 5% trong 1 tuần và 9% trong 1 tháng" ông nói.
Những tín hiệu đó có thể có nghĩa là Voyager "đang ở ngưỡng cửa của một bước đột phá với 18 tỉ km từ Trái Đất" , NASA cho biết.
Các nhà nghiên cứu trước đó cho biết Voyager 1 sẽ rời khỏi Hệ Mặt Trời vì đi vào khoảng không giữa các vì sao - khoảng không gian nằm giữa Hệ Mặt Trời và một hệ hành tinh gần nhất - vào một thời điểm nào đó trong vòng 2 năm tới.
NASA đã mô tả Voyager 1 và bạn đồng hành của nó - Voyager 2 với hơn 9,1 tỉ dặm (tương đương 14,7 tỉ km) từ Mặt Trời như là "hai đại diện đi xa nhất của nhân loại và khát vọng khám phá của họ".
Anh Đào (VACA)
Theo Space Daily