Một điều rõ ràng rằng vũ trụ luôn thay đổi. Ngay cả các ngôi sao hàng đêm xuất hiện mà chúng ta có thể dự đoán trước cũng có thể biến đổi. Bức ảnh này được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble của NASA, trong hình là tinh vân hành tinh Hen-1333. Tinh vân hành tinh không liên quan gì tới hành tinh cả, chúng đơn giản là phần còn sót lại sau cái chết của những ngôi sao với kích thước trung bình.

 

Khi các ngôi sao chết, chúng phóng ra xung quanh các lớp bên ngoài. Những khối cầu khí lớn bất thường nở rộng ra từ đó. Khi chúng được phát hiện lần đầu tiên qua các kính thiên văn nhỏ, chúng nhìn có vẻ giống như những hành tinh.

Ngôi sao là tâm của Hen 3-1333 được cho rằng có khối lượng khoảng 60% khối lượng Mặt Trời. Nhưng khác với Mặt Trời, độ sáng của nó thay đổi đáng kể theo thời gian.

Các nhà thiên văn học tin rằng sự biến đổi độ sáng này là do một một đĩa bụi nằm trực diện khi nhìn từ Trái Đất, nó che khuất làm ngôi sao mờ đi theo chu kì.



Đây là một sao trong giai đoạn Wolf-Rayet - giai đoạn sau của quá trình tiến hóa của các sao cỡ Mặt Trời. Nó được đặt tên theo một loại sao là Wolf-Rayet có kích thước lớn hơn. Đó là vì các sao Wolf-Rayet có thành phần gồm Heli và nhiều nguyên tố nặng hơn như hydro ở Mặt Trời và các sao tương tự. Khi đến cuối đời của các sao cỡ này, chúng tiến vào giai đoạn heli chiếm ưu thế so với hydro nên giai đoạn này có dạng giống với các sao Wolf-Rayet với nhiệt độ khoảng 25.000 đến 50.000 độ C (trong khi Mặt Trời hiện tại chỉ có nhiệt độ bề mặt khoảng 5.500 độ C)

Bức ảnh được chụp ở dải sóng biểu kiến bởi camera phân giải cao của Hubble với góc chụp 26 giây.

VACA
(theo Space Daily)