Tàu không gian Venus Express của cơ quan không gian châu Âu ESA đã phát hiện ra rằng hành tinh láng giềng của chúng ta đã quay chậm đi một chút so với số liệu đo được trước đây. Quan sát bề mặt của hành tinh này qua lớp mây dày đặc ở bước sóng hồng ngoại, tàu thăm dò thấy vị trí của nó không đúng như tính toán ban đầu.

 

Sử dụng thiết bị có tên VIRTIS ở bước sóng hồng ngoài để thâm nhập vào bầu khi quyển của Sao Kim, các nhà khoa học nghiên cứu các đặc điểm bề mặt hành tinh và khám phá ra rằng nó bị lệnh 12 dặm (20km) so với vị trí tính toán theo những đo đạc của tàu không gian Magellan của NASA hồi đầu những năm 1990.

Những đo đạc chi tiết này giúp các nhà khoa học tìm hiểu xem Sao Kim có nhân rắn hay lỏng, điều đó sẽ giúp ích cho hiểu biết của chúng ta về sự hình thành và tiến hóa của hành tinh này.

Nếu Venus nhân rắn, khối lượng của nó sẽ tập trung về tâm nhiều hơn và do đó vòng quay của vó sẽ ít phản ứng với các lực bên ngoài.

Đóng vai trò lớn nhất trong các lực bên ngoài này chính là khí quyển dày đặc của hành tinh với áp suất gấp 90 lần khí quyển Trái Đất và tốc độ di chuyển rất cao, nó gây ra biến đổi về tốc độ quay của hành tinh do ma sát của khí quyển với bề mặt.

Trái Đất cũng trải qua hiệu ứng tương tự với tác động chính của gió và thủy triều. Độ dài của ngày trên Trái Đất có thể thay đổi chênh lệch khoảng 1 mili giây phụ thuộc vào gió và nhiệt độ theo từng mùa trong năm.

Vào những năm 1980, 1990, các vệ tinh Venera và Magellan đã sử dụng radar để vẽ ra bản đồ của Sao Kim, bao phủ bởi lớp khí dày đặc và độc hại. Những bản đố đó đã cho chúng ta cái nhìn tổng thể đầu tiên về hành tinh độc đáo và chết chóc này.

Trong nhiệm vụ hơn 4 năm của mình, Magellan đã quan sát sự quay của hành tinh, cho phép các nhà khoa học đo được độ dài ngày của Sao Kim là 243,0185 ngày Trái Đất.

Tuy nhiên, đặc điểm bề mặt của Sao Kim mà Venus Express quan sát được 16 năm sau lại cho thấy một sự tương ứng rằng nó chỉ phù hợp với đo đạc trước đây nếu như ngày của Sao Kim phải dài hơn 6 phút so với kết luận của tàu Magellan.

Điều này cũng trùng với kết quả đo gần đây nhất của radar dài ngày đặt trên Trái Đất.

"Khi hai bản đồ không trùng nhau, đầu tiên tôi đã nghĩ có một lỗi sai trong kết quả tính toán của mình vì kết quả do Magellan đo là rất chính xác, nhưng chúng tôi đã kiểm tra rất kĩ từng điểm mà chúng tôi nghĩ có thể có sai sót" Nils Muller tại trung tâm không gian Đức cho biết.

Các nhà khoa học, gồm có Özgur Karatekin từ đài quan sát hoàng gia Bỉ,  quan tâm tới sự thay đổi ngắn hạn bất thường của ngày Sao Kim, nhưng đã kết luận rằng nó cần được chia đều ra trong một khoảng thời gian dài hơn.

Mặt khác, các mô hình khí quyển gần đây cho biết Sao Kim có chu kì thời tiết có thể kéo dài nhiều thập kỉ, điều đó có thể gây ra sự thay đổi vòng quay theo chu kì dài. Một hiệu ứng khác có thể gây ảnh hưởng là sự thay đổi momen góc giữa Sao Kim và Trái Đất vào những thời điểm hai hành tinh ở khá gần nhau.

"Số liệu chuẩn về sự quay của Sao Kim sẽ giúp ích cho việc lên kế hoạch cho các chương trình trong tương lai vì thông tin chính xác là cần thiết để chọn một bãi đáp thích hợp" Håkan Svedhem (ESA) cho biết.

Trong khi những nghiên cứu thêm vẫn là cần thiết thì có một sự thật rằng Venus Express đã xâm nhập ngày một sâu vào những bí ẩn của hành tinh này hơn cả những mơ ước trước đây của bất cứ ai.

VACA
(Nguồn: Astronomy)