Tàu không gian Mars Express của NASA đã gửi về một bằng chứng lớn cho việc từng có đại dương bao phủ một phần của Sao Hỏa. Radar của tàu đã xác định được một lớp trầm tích trên một vùng ranh giới đã được xác định trước, gợi ý rằng vùng này từng là đáy đại dương.
Radar MARSIS được triển khai vào năm 2005 và đã thu được dữ liệu nhiều nhất từng có. Jérémie Mouginot tại viện hành tinh học và vật lý thiên văn Grenoble (IPAG) và đại học Irvine California cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu trong hơn hai năm thu được về vùng đồng bằng phía Bắc Sao Hỏa được bao phủ bởi vật chất mật độ thấp.
Tiến sĩ Mouginot cho biết "Chúng tôi cho rằng lớp vật chất này là trầm tích có thể chứa nhiều băng. Nó là một bằng chứng mạnh mẽ cho việc có thể từng có đại dương ở đây"
Việc đại dương từng tồn tại trên Sao Hỏa đã được nghi vấn từ trước đây qua bức ảnh chụp những vùng giống như bờ biển của nhiều tàu không gian khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Có 2 giả thuyết về đại dương đã được đề xuất: Vào 4 tỷ năm trước khi sự nóng lên của hành tinh làm băng tan chảy, và một có thể là 3 tỷ năm trước những hoạt động địa chất của hành tinh làm lớp băng phía dưới nóng lên và tan ra, tạo thành đại dương.
MARSIS nhận và phân tích dữ liệu từ sóng phản xạ của radar vào tới độ sâu 60 đến 80 mét, và từ đó tìm ra bằng chứng về sự tồn tại của trầm tích và băng. Trầm tích có mật độ thấp cho thấy chúng đã bị sói mòn bởi dòng chảy của nước.
Trong 1 triệu năm hoặc ít hơn, nước lại bị làm lạnh và đóng băng, một phần của chúng thì tan thành hơi nước vào khí quyển. Đại dương trên Sao Hỏa như vậy nếu từng tồn tại thì thời gian trong mỗi lần đều quá ngắn không đủ cho sự sống hình thành - Mouginot cho biết.
Để tìm kiếm bằng chứng của sự sống, các nhà sinh vật thiên văn sẽ phải tìm hiểu vào quá khứ xa xôi hơn của Sao Hỏa khi mà có thể nước lỏng đã từng tồn tại lâu hơn rất nhiều.
Dù sao, kết quả nghiên cứu này đã đưa đến thêm một hiểu biết quan trọng về lịch sử địa chất của Sao Hỏa và vai trò của nước lỏng trong quá trình này.
Mars Express vẫn đang tiếp tục các khảo sát chi tiết về hành tinh này.
VACA
(theo Science Daily)