Một tiểu hành tinh với kích thước của chiếc xe bus đã bay sượt qua Trái Đất vào thứ sáu vừa rồi (27/1) theo như mô tả của các nhà quan sát không gian. Tuy nhiên các chuyên gia về thiên văn cho rằng không hề có khả năng của một vụ va chạm.

 

Theo Gareth Williams, phó giám đốc trung tâm quan sát các hành tinh nhỏ tại Mỹ, tiểu hành tinh này có tên là 2012 BX34, có đường kính từ 6 tới 19 mét. Nó không hề được biết tới cho tới khi xuất hiện trong quan sát của một kính thiên văn tại Arizona, khi nó chỉ cách Trái Đất 60.000 km vào lúc 15:00 giờ GMT ngày hôm qua.

"Đây là một cú trượt gần, nó nằm trong danh sách 20 vụ áp sát gần nhất từng được quan sát" Williams nói với AFP.

NASA đã thông báo lên Twitter hôm thứ năm rằng tiểu hành tinh sẽ "lướt qua Trái Đất một cách an toàn vào ngày 27".

Williams cho biết với các tiểu hành tinh kích thước nhỏ như vậy thì thường chúng chỉ được phát hiện khi tới gần Trái Đất, nhưng tới tận lúc nó bay qua thì mới nhìn thấy như lần này là rất hiếm.

Tuy nhiên, cũng theo Williams thì một tiểu hành tinh vói kích thước như vậy khó có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất vì ngay cả khi vụ va chạm xảy ra thì thường nó sẽ bị tiêu hủy hết ngay trong khí quyển Trái Đất trước khi chạm tới mặt đất và có thể gây nguy hiểm cho nền văn minh của con người.

Tháng 11 năm ngoái, một tiểu hành tinh lớn hơn nhiều có tên 2005 YU55 đã bay qua gần Trái Đất nhất trong 200 năm qua. Tiểu hành tinh với đường kính khoảng 400 mét đã đi qua chỉ cách Trái Đất 324.000 km (gần hơn khoảng cách tới Mặt Trăng)

Năm 2008, một tiểu hành tinh nhỏ khác với đường kính vài mét đã lao vào khí quyển Trái Đất tạo thành một quả cầu lửa rực sáng trên bầu trời Sudan, nó vỡ nát và các mảnh vỡ rơi xuống sa mạc Nubian - NASA cho biết.

VACA
(theo Space Daily)