Dự án Kepler mới đây đã xác nhận hành tinh đầu tiên trong "vùng sống được", khu vực quanh các ngôi sao cho phép có sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt hành tinh. Kepler cũng đã tìm thấy hơn 1000 hành tinh mới (gấp đôi so với dự tính ban đầu), 10 trong số các ứng viên đó nằm trong vùng sống được của sao mẹ. Yêu cầu cuối cùng là các ứng viên cần được quan sát kĩ để xác định có đúng chúng là hành tinh hay không.
Hành tinh mới có tên là Kepler 22b là hành tinh nhỏ nhất từng phát hiện trong số các hành tinh có quĩ đạo ở khoảng giữa vùng sống được quanh các sao cỡ Mặt Trời. Nó có bán kính gấp Trái Đất 2,4 lần. các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nó là hành tinh đá, lỏnghay khí, nhưng nó là một bước tiến lớn trong việc tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất.
Kepler 22b nằm cách chúng ta 600 năm ánh sáng, chuyển động với chu kì 290 ngày trên quĩ đạo quanh một ngôi sao gần giống như Mặt Trời. Ngôi sao mẹ này cũng là sao thuộc nhóm G (phân loại trên biểu đồ quang phổ, Mặt Trời là sao dạng G2V) nhưng nhỏ hơn và lạnh hơn đôi chút.
*Độc giả lưu ý rằng đây chỉ là sự kiện xác nhận có 1 hành tinh có kích thước giống Trái Đất nằm trong vùng sống được của một ngôi sao, không hề có gì cho thấy có nước lỏng trên đó chứ đừng nói đến sự sống như cách giật tiêu đề của rất nhiều báo Việt Nam mới đăng.
VACA
Theo Sceince Daily