Hầu hết các thiên hà chúng ta đã biết ngày nay có trung tâm là một lỗ đen siêu nặng. Khoảng một nửa trong số các lỗ đen này được che phủ bởi một lớp bụi dầy, khiến chúng ta không thể quan sát chúng. Đến nay, các nhà khoa học đã có giả thuyết về nguồn gốc của đám bụi này.
Trong những năm vừa qua, nguồn gốc của đám bụi bao quanh các lỗ đen ở tâm thiên hà vẫn còn là bí ẩn chưa được giải đáp. Trong tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (Báo cáo hàng tháng của hội thiên văn hoàng gia (Anh)), nhóm các nhà khoa học đứng đầu bởi tiến sĩ Sergei Nayakshin ở đại học Leicester đã công bố giả thuyết của mình.
Giả thuyết này dựa trên chính mô hình của Hệ Mặt Trời chúng ta. Những đám bụi trong Hệ được biết tới là do những va chạm của các thiên thể rắn như là tiểu hành tinh và sao chổi. Các nhà khoa học đề xuất rằng thiên hà cũng vậy, ở trung tâm của nó không chỉ có lỗ đen và các sao mà còn có cả hành tinh và tiểu hành tinh.
Những cú va chạm xảy ra giữa các thiên thể đá này xảy ra ở vận tốc cực lớn, khoảng 1000km/s, phá vỡ và xé nát chngs cho tới khi chúng chỉ còn là những hạt bụi nhỏ. Tiến sĩ Nayakshin nhấn mạnh rằng ở điều kiện này, các hành tinh có quĩ đạo quanh lỗ đen siêu nặng sẽ trở nên cạn kiệt trước cả khi chúng bị phá hủy. Nayakshin cũng tin rằng hiểu biết về nguồn gốc của mây bụi xung quanh các lỗ đen đóng môt vai trò quan trọng trong mô hình của chúng ta về sự lớn thêm của các lỗ đen và ảnh hưởng của chúng tới thiên hà.
Nayakshin nói: "Chúng tôi nghi ngờ rằng lỗ đen siêu nặng trong thiên hà của chúng ta Milky Way phóng ra hầu hết khí mà bằng cách nào đó tạo thành các sao và hành tih. Việc hiểu về nguồn gốc của vùng trong các thiên hà sẽ đưa chúng ta tiến gần thêm một bước tới bí ẩn của các lỗ đen siêu nặng".
VACA Thienvanvietnam.org)
Theo Sciencedaily