Vào khoảng từ 10h23 đến 12h09 ngày hôm qua (24/9) theo giờ Việt Nam, vệ tinh UARS của NASA cuối cùng đã kết thúc hành trình của mình, lao vào khí quyển Trái Đất và ... biến mất. Hiện nay vị trí chính xác của nó vẫn chưa được xác định.

 

 

Ở Việt Nam trong liên tiếp 2 ngày trước thời điểm UARS vào khí quyển, rất nhiều báo chí liên tục đưa tin về sự kiện này và không ít báo còn không ngần ngại câu khách bằng những tin hết sức gây hoang mang như là tuyên bố nó "có thể rơi xuống Việt Nam" hay "Việt Nam cũng nằm trong vùng rơi của vệ tinh" ... Trên thực tế, việc kết thúc hành trình của 1 vệ tinh được tính toán rất kĩ để trong mọi trường hợp một vệ tinh bất kì khi kết thúc nhiệm vụ và lao vào khí quyển thì sẽ rơi xuống giữa đại dương. Lần này cũng không ngoại lệ, UARS ngày hôm qua cuối cùng đã lao thằng xuống Thái Bình Dương, gần bờ biển Tây của Bắc Mỹ (chứ không gần châu Á để mà rơi được vào Việt Nam).


Tính đến ngày hôm qua khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, UARS đã làm việc trên quĩ đạo được đúng 20 năm và 10 ngày. Đây là 1 vệ tinh nặng 6,5 tấn (nặng hơn 1 chiếc bus) được NASA phóng lên quĩ đạo năm 1991 để nghiên cứu khí quyển Trái Đất (UARS là viết tắt của "Upper Atmosphere Research Satellite"). Đây là 1 trong những vệ tinh lớn nhất từng lao qua khí quyển Trái Đất khi kết thúc nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, chỉ là "một trong". Kỉ lục cần nhắc tới là trạm không gian Mir của Nga nặng với 135 tấn đã rơi xuống Thái Bình Dương khi kết thúc nhiệm vụ vào năm 2001. Tuy nhiên lần rơi này được tính toán và dẫn đường rất chi tiết nên không gây ra bất cứ lo lắng nào.
Những năm gần đây, để bảo đảm an toàn công cộng cao hơn, NASA đang nghiên cứu phát triển hệ thống kiểm soát toàn bộ đường đi của các vệ tinh khi nó lao vào khí quyển Trái Đất. Tuy nhiên đó là những năm gần đây, còn khi UARS ra đời thì việc này chưa được thực hiện, do vậy việc xác định chắc chắn vị trí rơi của vệ tinh này chỉ ở mức độ tương đối.
Sau khi lao vào khí quyển, ma sát với không khí làm UARS bốc cháy và tự phá hủy thành khoảng 26 mảnh vụn và rơi xuống Thái Bình Dương lân cận tọa độ 31 vĩ Bắc và 219 kinh Đông. Tuy nhiên đến thời điểm này không có bất cứ báo cáo nào về vị trí chính xác của từng mảnh vụn cũng như không có bất cứ người nào (kể cả dân thường) thông báo về việc tận mắt nhìn thấy sự rơi của UARS. NASA cho biết họ chưa thể tìm ra các mảnh vụn đã rơi của vệ tinh này và có thể sẽ là không bao giờ.

VACA
(tham khảo Universe Today, Daly Astronomy)