Một tiểu hành tinh có kích thước của con tàu Titanic đã va chạm với Sao Mộc và tạo thành một lỗ sâu lớn trên bề mặt hành tinh này. Vụ va chạm xảy ra vào tháng 7 năm 2009 có cường độ tương đương với 5 tỷ tấn thuốc nổ TNT.

Nhờ có phát hiện này, bí mật về vòng tròn lớn trên Sao Mộc đã được giải quyết. Theo IB Times ngày 2 tháng 2 năm 2011, các nhà khoa học cho biết vụ va chạm này là va chạm đầu tiên của một tiểu hành tinh với Sao Mộc. Anthony Wesley, một nhà thiên văn nghiệp dư Australia, là người đầu tiên quan sát thấy vụ va chạm này vào tháng 7 năm 2009.

"Một vật thể bí ẩn lao vào Sao Mộc vào ngày 19 tháng 7 năm 2009, để lại một hố lớn trên vùng Thái Bình Dương*. Kết quả của vụ va chạm được quan sát đầu tiên bởi các nhà thiên văn Australia, sau đó là các nhà quan sát trên khắp thế giới, trong đó có cả kính thiên văn không gian Hubble của NASA" - thông tin từ website Hubble.

Một vụ va chạm tương tự xảy ra với Sao Mộc vào 15 năm trước, tháng 7 năm 1994, khi 20 mảnh của sao chổi P / Shoemaker-Levy 9 (SL9) lao vào khí quyển Sao Mộc. Vụ va chạm lần này (2009) mạnh tương đương với sức nổ của vài nghìn quả bom hạt nhân.
"Các vết trên bề mặt Sao Mộc xuất hiện khi các thiên thể va chạm với nó và phát nổ. Mỗi vụ nổ này đều mạnh như hàng nghìn quả bom hạt nhân" - tuyên bố từ website Hubble.

Nguồn: Home Daily News

(*): Thái Bình Dương là tên được đặt cho một khu vực trên Sao Mộc, không phải Thái Bình Dương như ở Trái Đất, thực tế trên Sao Mộc không hề có nước.