Dinosaurs

Các hóa thạch tiết lộ cho chúng ta biết khoảng thời gian khủng long bị tuyệt chủng và tại sao điều đó lại quan trọng.

Ở Bắc bán cầu, khi những bông hoa đến mùa đã bắt đầu nở rộ, cây cối đâm chồi và cá bắt đầu đi kiếm ăn. Đó là đầu mùa xuân ở kỷ Phấn Trắng (Cretaceous), 66 triệu năm trước, khoảnh khắc trước khi một tiểu hành tinh với chiều rộng 7 dặm (11,3km), lao xuống Yucatan với một sức mạnh rực lửa. Một vài giờ sau, hầu hết sự sống trong vòng 3.000 dặm (4.828 km) đều chết, bởi các mảnh vỡ, bị đốt cháy hoặc bị nhiễm độc.

“Nghe có vẻ khắc nghiệt nhưng nếu bạn ở bên ngoài mà không phải dưới lòng đất hay dưới nước, bạn mới chết”, Melanie While, nhà nghiên cứu về sự tàn lụi của loài khủng long tại Đại học Uppsala, Thụy Điển, cho biết.

Từ hóa thạch của cá mái chèo và cá tầm được tìm thấy ở Bắc Dakota, một nghiên cứu gần đây được công bố trên Nature đã chỉ ra rằng tiểu hành tinh này đã va vào Trái Đất vào đầu mùa xuân. Thảm họa xảy ra khi các loài động vật đang sinh nở và thảm thực vật đang nở rộ, ngay lập tức giết chết thế hệ tiếp theo. Và những con không chết từ đầu sẽ sớm rơi vào cảnh đói ăn.

“Tại thời điểm này, chuỗi thức ăn sụp đổ và mọi thứ sống sót sau vụ nổ đầu tiên của tiểu hành tinh đều thiếu thức ăn” During nói.

 

Trái Đất: sai địa điểm, sai thời điểm.

Nhóm của During đã sử dụng các mô hình tăng trưởng, giống như các vòng tuổi của cây, để biết được cá ở giai đoạn nào trong vòng đời khi chúng chết sớm hơn bình thường. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tia X cực mạnh để quan sát sự phát triển xương và số lượng tế bào xương để xem cá có đang trong thời kỳ ăn hay không.

Cả hai loài đều kiếm ăn vào mùa xuân và mùa hè, nhưng chúng vẫn chưa đạt được kích thước lớn nhất vào mùa hè. Các mảnh vỡ được tìm thấy trong mang cá cho thấy chúng có thể đã chết do một cơn bão lớn với kích thước lục địa khoảng một giờ sau khi tiểu hành tinh to lớn Chicxulub lao vào Trái Đất.

Vị trí của vụ va chạm, là một khu vực có nền làm từ thạch cao sulfate nặng, làm khí độc phun vào bầu khí quyển, nhanh chóng đầu độc toàn bộ hành tinh. During nói rằng nếu tiểu hành tinh va chạm sớm hay muộn hơn 8 phút, nó sẽ lao xuống Đại Tây Dương hoặc Thái Bình Dương nhờ chuyển động quay của hành tinh. Lớp đáy đất sét của đại dương sẽ ít bị biến động hơn. Nhưng nhờ có lưu huỳnh, ba phần tư sinh vật trên Trái Đất - bao gồm khủng long, dực long (các loài bò sát bay ở kỷ Jura và Creta), cả bò sát dưới biển và bay được - sẽ nhanh chóng bị tuyệt chủng.

Sau những cái chết và sự phá huỷ ban đầu, lưu huỳnh trong khí quyển đã gây ra khoảng thời gian nguội lạnh 30 năm. Hầu hết các loài còn sống sót đều phải có cách ẩn nấp. Điều này đúng với rùa và cá sấu, cả hai đều sống qua kỷ Phấn Trắng.

Điều này cũng đúng khi những hậu duệ của hai loài này đều sống sót ở Nam bán cầu, During nói, khi đã vào mùa thu và chúng bắt đầu trú ẩn cho mùa đông. Cả hai đều có thể đã sống dưới lòng đất trong khi “mùa đông hạt nhân” diễn ra trên bầu trời phía Bắc.

“Tôi không cho rằng đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên”, During nói.

Natalia Jagielska, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Edinburgh, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết Trái Đất là nạn nhân của nhiều yếu tố "sai địa điểm - sai thời điểm" khiến thảm họa trở nên chết chóc hơn.

"Quy mô tàn phá của tiểu hành tinh đã được nhấn mạnh và nghiên cứu này bổ sung thêm về thời điểm không may xảy ra vụ va chạm - ảnh hưởng đến mùa giao phối và sinh nở ở Bắc bán cầu - gây ra hậu quả thảm khốc trong tương lai”, cô nói.

Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu được tính chọn lọc của thảm họa thiên nhiên lớn nhất trên Trái Đất. Ví dụ, tại sao khủng long chết đi và động vật có vú lại bắt đầu? Nghiên cứu này cho chúng ta biết rất nhiều về thảm họa đáng tiếc đã xóa sổ 76% sự sống trên hành tinh. Nó không đẹp đẽ, nhưng nó khiến những nhà khoa học như During say mê tìm kiếm thêm.

Jagielska nói, từ những con cá xấu số, chúng ta có thể thấy được cái kết thực sự rất kinh hoàng. “Những khối cầu nhỏ mắc trong mang của con vật khiến nó trở nên khác thường, mặc dù thật khủng khiếp. Chúng ta đang nhìn thấy cả quá trình cuar lịch sử được lưu giữ lại”.

Vũ Dũng
Theo Astronomy

Đọc thêm bài: Hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái Đất