Free-floating black hole

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác nhận được rằng một sự kiện vi thấu kính hấp dẫn được quan sát từ năm 2011 là hệ quả của một lỗ đen tự do trôi trong không gian liên sao - lỗ đen đầu tiên như vậy được biết tới. Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả của họ ở dạng đợi in trên arXiv.

Các nhà khoa học từng cho rằng có nhiều lỗ đen lang thang trong không gian liên sao, nhưng cho tới gần đây họ vẫn chưa phát hiện thấy bất cứ trường hợp nào như vậy. Lý do của việc đó là vì chính bản chất tự nhiên của lỗ đen: chúng rất khó để được phát hiện trên nền tối của không gian. Mặc dù vậy, bằng chứng về sự tồn tại của chúng vẫn rất mạnh mẽ. Nghiên cứu trước đây đã cho thấy các lỗ đen thường hình thành khi các sao nặng đo tới cuối đời và lõi của chúng sụp đổ - thường gây ra một vụ nổ supernova ở giai đoạn đó. Và vì có rất nhiều supernova đã được quan sát, dường như rõ ràng rằng phải có rất nhiều lỗ đen đã hình thành qua quá trình đó.

Dù vậy, để phát hiện ra chúng thì các nhà khoa học cần tìm kiếm hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, khi mà ánh sáng từ các ngôi sao bị bẻ cong đi khi đi gần lỗ đen. Ở khoảng cách rất xa, hiệu ứng thấu kính rất mờ nhạt, khiến việc phát hiện ra chúng gần như không thể, ngay cả với những kính thiên văn hiện đại nhất. Nhưng may mắn đã tới vào năm 2011, khi hai nhóm nghiên cứu tìm cùng tìm kiếm hiệu ứng này và đã phát hiện ra một ngôi sao sáng lên mà không rõ lý do. Bị hấp dẫn bởi điều đó, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nỗ lực của họ trong việc phân tích dữ liệu từ kính thiên văn không gian Hubble. Trong 6 năm, họ đã quan sát sự thay đổi độ sáng, hi vọng rằng sự thay đổi này tới từ hiệu ứng phóng đại (qua thấu kính hấp dẫn) của lỗ đen. Và rồi họ thấy điều gì đó khác: vị trí của ngôi sao có sự thay đổi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi này chỉ có thể là do một vật thể vô hình nào đó dịch chuyển và kéo lệch ánh sáng của ngôi sao khi nó lướt qua, đó là một lỗ đen liên sao. Các nhà nghiên cứu đã tiếp tục nghiên cứu ngôi sao này và ánh sáng của nó, và cuối cùng loại trừ hoàn toàn khả năng đó là hệ quả của hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, đồng thời sự phóng đại ánh sáng này là liên tục trong thời gian dài, và cả hai điều đó dẫn tới kết luận về sự tồn tại của một lỗ đen.

Những bằng chứng thu được đủ rõ ràng để xác định chắc chắn đây là lỗ đen trôi nổi tự do đầu tiên được xác nhận. Các nhà nghiên cứu thậm chí có thể đo được rằng nó có khối lượng gấp 7 lần Mặt Trời và đang dịch chuyển với vận tốc xấp xỉ 45 km/s.

R.T
Theo Phys.org