exoplanet

Một nghiên cứu của Đại học Sheffield (Anh) đã phát hiện ra rằng có nhiều khả năng tìm thấy các hành tinh ở giai đoạn sớm của chúng hơn so với ước tính trước đây.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu những nhóm sao trẻ trong thiên hà Milky Way để xem liệu chúng có phải loại điển hình so với lý thuyết và các quan sát trước đây về các vùng tạo sao khác hay không, và để nghiên cứu về số lượng sao trong những nhóm này và khả năng tìm thấy những hành tinh tương tự Trái Đất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal đã cho thấy có nhiều sao như Mặt Trời hơn chúng ta dự đoán trong những tập hợp sao này, điều này sẽ làm tăng cơ hội tìm thấy các hành tinh dạng Trái Đất trong giai đoạn đầu hình thành của chúng.

Trong giai đoạn đầu hình thành, những hành tinh dạng Trái Đất - được gọi là các hành tinh dung nham - vẫn tiếp tục được định hình nhờ các vụ va chạm với các thiên thạch và các hành tinh nhỏ hơn, điều nay tác động khiến cho nhiệt độ tăng lên đến mức bề mặt của nó trở nên nóng chảy.

Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Richard Parker dẫn đầu có sự tham gia của những sinh viên từ đại học Sheffield. Họ có được cơ hội để ứng dụng những kĩ năng đã được học vào nghiên cứu hàng đầu đã được công bố trong lĩnh vực của họ.

Tiến sĩ Richard Parker, từ khoa Vật lý và Thiên văn của đại học Sheffield, cho biết: “Những hành tinh dung nham này dễ dàng được khám phá hơn khi ở gần những sao như Mặt Trời - những sao có khối lượng chỉ khoảng gấp đôi các sao loại trung bình“. Những hành tinh này toả ra nhiều nhiệt đến mức chúng ta sẽ có khả năng để quan sát ánh sáng từ chúng bằng cách sử dụng những kính thiên văn hồng ngoại thế hệ tiếp theo.

"Những vị trí mà chúng ta sẽ tìm thấy những hành tinh này được gọi là “nhóm dịch chuyển trẻ”, đó là những nhóm sao trẻ với tuổi đời dưới 100 triệu năm - con số được coi là trẻ đối với một ngôi sao. Tuy nhiên, mỗi nhóm này thường chỉ chứa vài chục sao và trước đây nó rất khó để xác định liệu chúng ta có tìm thấy tất cả các sao trong mỗi nhóm hay không, bởi vì chúng hoà vào nền của thiên hà Milky Way."

"Các quan sát từ kính thiên văn Gaia đã giúp chúng tôi tìm thấy nhiều sao hơn trong các nhóm này, điều này cho phép chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên.”

Những khám phá từ nghiên cứu này sẽ mang lại hiểu biết sâu hơn về việc liệu rằng cách mà các sao hình thành có phải là phổ quát hay không, và sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng cho nghiên cứu về cách mà các hành tinh đá, có thể sống được như Trái Đất hình thành.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu hi vọng có thể sử dụng mô phỏng máy tính để giải thích nguồn gốc của những nhóm sao di chuyển trẻ này.

Nhóm nghiên cứu bao gồm các sinh viên đại học Amy Bottrill, Molly Haigh, Madeleine Hole và Sarah Theakston từ Khoa Vật lý và Thiên văn học của Đại học Sheffield.

Molly Haigh nói: "Tham gia vào dự án này là một trong những điểm sáng trong trải nghiệm đại học của chúng tôi và đó là một cơ hội tuyệt vời để làm việc trong một lĩnh vực thiên văn học nằm ngoài các mô hình khoá học thông thường."

"Thật là bổ ích khi thấy một ứng dụng vật lý trong lập trình máy tính mà chúng tôi đã học bằng cách lấy mẫu phân bố khối lượng sao ban đầu và làm thế nào điều này có thể liên kết đến tương lai của việc phát hiện ngoại hành tinh.”

Khoa Vật lý và Thiên văn học tại Đại học Sheffield khám phá các qui luật cơ bản của vũ trụ và phát triển các công nghệ tiên phong với các ứng dụng trong thế giới thực. Các nhà nghiên cứu đang nhìn ra xa hơn hành tinh của chúng ta để xác định các thiên hà xa xôi, giải quyết các thách thức mà tính toán lượng tử và vật liệu 2D đưa ra.

Chung Nguyen
Theo Science Daily