Nobel Prize in Physics 2019

Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel Vật lý năm 2019 "cho đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về tiến hóa của vũ trụ và vị trí của Trái Đất trong vũ trụ" với một nửa dành cho James Peebles ở Đại học Princeton (Mỹ) "vì những khám phá lý thuyết trong vũ trụ học vật lý" và nửa còn lại dành chung cho Michel Mayor ở Đại học Geneva (Thụy Sĩ) và Didier Queloz ở Đại học Geneva và Đại học Cambridge (Anh) "vì khám phá một ngoại hành tinh chuyển động quanh một sao dạng Mặt Trời".

Quan điểm mới về vị trí của chúng ta trong vũ trụ

Giải Nobel Vật lý năm nay trao cho hiểu biết mới về cấu trúc và lịch của vũ trụ, và cho khám phá đầu tiên về một hành tinh chuyển động quanh một ngôi sao dạng Mặt Trời.

Những đóng góp của James Peebles với vũ trụ học vật lý đã làm phong phú thêm cả một lịch vực nghiên cứu và đặt nền móng cho sự biến đổi của vĩ trụ học trong hơn 50 năm qua. Khung lý thuyết của ông được phát triển từ giữa những năm 1960, là cơ sở cho những ý tưởng đương đại của chúng ta về vũ trụ.

Mô hình Big Bang mô tả vũ trụ từ những thời điểm đầu tiên của nó, cách đây gần 14 tỷ năm, khi nó cực kỳ đặc và nóng. Kể từ đó, vũ trụ đã giãn nở, trở nên lớn hơn và lạnh hơn. Gần 400.000 năm sau Big Bang, vũ trụ trở nên trong suốt và các tia sáng có thể di chuyển khắp trong không gian. Thậm chí cho tới ngày nay, bức xạ cổ xưa đó vẫn ở khắp nơi quanh chúng ta và ẩn giấu trong nó là rất nhiều bí mật của vũ trụ. Sử dụng những công cụ và tính toán lý thuyết của mình, James Peebles đã diễn giải được những dấu vết từ thời sơ khai của vũ trụ và khám phá ra những quá trình mới của vật lý.

Các kết quả cho chúng ta thấy một vũ trụ mà chúng ta mới chỉ biết về khoảng 5% của nó, đó là dạng vật chất tạo thành các sao, các hành tinh, nhưng ngọn cây, .. và chính chúng ta. Phần còn lại, chiếm tới 95% là vật chất tối và năng lượng tối còn chưa được biết rõ. Đây là một bí ẩn và thách thức đối với vật lý hiện đại.

Vào tháng 10 năm 1995, Michel Mayor và Didier Quelor công bố khám phá đầu tiên về một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời (một ngoại hành tinh) có quỹ đạo quanh một ngôi sao dạng Mặt Trời trong thiên hà của chúng ta. Tại đài quan sát Haute Provence ơhias Nam nước Pháp, với những thiết bị được chế tạo riêng, họ đã quan sát được hành tinh 51 Pegasi b - một khối cầu khí tương tự như hành tinh lớn nhất của Hệ Mặt Trời là Sao Mộc.

Khám phá này đã khởi đầu một cuộc cách mạng trong thiên văn học, và đã có tới hơn 4.000 ngoại hành tinh trong Milky Way được phát hiện kể từ ngày đó. Những thế giới mới và kỳ lạ vẫn đang được khám phá, với sự đa dạng khó tin về kích thước, hình dạng và quỹ đạo. Chúng thách thức những ý tưởng cũ của chúng ta về các hệ hành tinh và yêu cầu các nhà khoa học xem lại lý thuyết của mình về những quá trình vật lý tham gia vào sự hình thành của các hành tinh. Với nhiều dự án đã được lên kế hoạch để tìm kiếm ngoại hành tinh, có lẽ cuối cùng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về việc liệu có hay không sử sống ở ngoài kia.

Những người được giải năm nay đã làm thay đổi những hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Trong khi những khám phá lý thuyết của James Peebles đóng góp vào hiểu biết về cách mà vũ trụ tiến triển sau Big Bang, thì Michel Mayor và Didier Quelor đã khám phá vùng vũ trụ lân cận để tìm kiếm những hành tinh còn chưa được biết tới. Những khám phá của họ đã vĩnh viễn thay đổi quan niệm của chúng ta về thế giới.

James Peebles sinh năm 1935 tại Winnipeg, Canada. Nhận bằng Ph.D năm 1962 ở Đại học Princeton, Mỹ. Ông giữ chứ Giáo sư khoa học Albert Einstein tại Đại học Princeton, Mỹ.

Michel Mayor sinh năm 1942 tại Lausanne, Thụy Sĩ. Nhận bằng Ph.D năm 1971 ở Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Giáo sư Đại học Geneva, Thụy Sĩ.

Didier Quelor sinh năm 1966. Nhận bằng Ph.D năm 1995 tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Giáo sư tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ và Đại học Cambridge, Anh.

Giải thưởng có trị giá 9 triệu krona Thụy Điển (tương đương 900.000 USD) được trao một nửa cho James Peebles, nửa còn lại dành chung cho Michel Mayor và Didier Quelor.

Bryan
Theo Science Daily