Worm hole

Một nhà vật lý ở Harvard đã chỉ ra rằng các lỗ sâu có thể tồn tại. Chúng là những đường hầm trong không-thời gian cong, kết nối hai địa điểm không gian cách xa nhau và cho phép di chuyển qua đó.

Tuy nhiên, đừng vội chuyển bị hành lý cho chuyến hành trình tới phía bên kia thiên hà. Mặc dù điều này là khả thi về lý thuyết, nhưng nó không thực sự phù hợp để con người đi qua - theo tác giả của nghiên cứu là Daniel Jafferis ở Đại học Harvard, với sự hợp tác cùng Ping Gao cũng ở Harvard và Aron Wall ở Đại học Stanford.

"Đi qua những lỗ sâu này còn tốn thời gian hơn là đi trực tiếp, do đó chúng không hữu ích lắm cho việc du hành không gian," Jafferis nói. Ông sẽ giới thiệu phát hiện này ở Hội nghị tháng 4 của Hiệp hội Vật lý Mỹ tổ chức ở Denver.

Mặc dù không lạc quan với việc du hành trong thiên hà, Jafferis cho biết việc tìm ra một cách để tại ra một lỗ đen mà ánh sáng có thể đi qua đó sẽ thúc đẩy thêm sự phát triển của ký thuyết hấp dẫn lượng tử.

"Ý nghĩa thực sự của nghiên cứu này là ở mối liên hệ với bài toán thông tin lỗ đen và sự liên kết giữa hấp dẫn và cơ học lượng tử," ông nói.

Lý thuyết mới được lấy cảm hứng khi Jafferis bắt đầu nghĩ về hai lỗ đen có sự vướng víu với nhau ở thang lượng tử, như đã được mô tả bởi Juan Maldacena và Lenny Susskind. Mặc dù điều này có nghĩa là liên kết trực tiếp giữa các lỗ đen ngắn hơn so với liên kết của lỗ sâu - và do đó di chuyển qua lỗ sâu không phải một đường tắt - lý thuyết mới này đã mang lại những cái nhìn mới vào cơ học lượng tử.

"Nhìn bề ngoài, di chuyển qua các lỗ sâu tương đương với dịch chuyển tức thời lượng tử thông qua các lỗ đen vướng với nhau," Jafferis nói.

Jafferis phát triển lý thuyết của mình dựa trên ý tưởng đã có từ năm 1935 của Einstein và Rosen về liên kết giữa hai lỗ đen (khái niệm lỗ sâu thì tới năm 1957 mới xuất hiện). Theo Jafferis, vì các lỗ sâu có thể đi qua được, nó được coi là một trường hợp đặc biệt mà thông tin có thể đi ra khỏi lỗ đen.

Tới nay, một trở ngại lớn với việc tồn tại những lỗ sâu có thể đi qua là sự đòi hỏi năng lượng âm, dường như không phù hợp với hấp dẫn lượng tử. Tuy nhiên, Jafferis đã giải quyết việc này bằng cách sử dụng các công cụ của lý thuyết trường lượng tử, tính toán những hiệu ứng lượng tử tương tự như hiệu ứng Casimir.

"Tôi nghĩ nó sẽ dạy cho chúng ta những điều sâu sắc về tương quan gauge/hấp dẫn, hấp dẫn lượng tử, và có lẽ cả một cách mới để mô tả cơ học lượng tử," Jafferis nói.

Bryan
Theo Science Daily

Đọc thêm về khái niệm lỗ sâu trong bài: Lỗ đen, lỗ trắng và lỗ sâu