Supermassive black hole

Các lỗ đen siêu nặng có khối lượng từ hàng triệu tới hàng tỷ lần Mặt Trời và nằm ở trung tâm của hầu hết các thiên hà. Một lỗ đen nặng gấp Mặt Trời vài triệu lần nằm ngay tại trung tâm của thiên hà chúng ta - Milky Way.

Mặc dù các lỗ đen siêu nặng khá phổ biến, chúng ta vẫn chưa biết rõ cách mà chúng phát triển tới khối lượng khổng lồ như vậy. Một số lỗ đen liên tục nuốt khí xung quanh, một số khác nuốt lấy các ngôi sao. Nhưng không lý thuyết nào giải thích được chính xác lý do khiến chúng lớn như vậy và vẫn tiếp tục lớn lên rất nhanh trong một thời gian dài.

Một nghiên cứu mới đứng đầu bởi Đại học Tel Aviv (Israel) mới đăng trên tạp chí Nature Astronomy đã tìm ra rằng một số lỗ đen siêu nặng được kích thích để lớn lên, bất ngờ nuốt một lượng lớn khó ở khu vực xung quanh.

Tháng 2 năm 2017, khảo sát tự đồng toàn bộ bầu trời để tìm kiếm các supernova đã phát hiện ra một sự kiện được gọi là AT 2017bgt. Sự kiện này ban đầu được cho là một vụ nuốt sao, hoặc một sự kiện gián đoạn triều bởi bức xạ phát ra quanh một lỗ đen đã sáng gấp 50 lần so với lần quan sát vào năm 2004.

Tuy nhiên, sau khi mở rộng quan sát, một nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Tiến sĩ Benny Trakhtenbrot và Tiến sĩ Iair Arcavi đã kết luận rằng AT 2017bgt là một cách nuốt vật chất mới của lỗ đen.

"Việc sáng lên bất thường của AT2017bgt gợi nhớ đến sự gián đoạn triều," Trakhtenbrot nói. "Nhưng chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng lần này có gì đó bất thường. Manh mối đầu tiên là sự bổ sung thành phần ánh sáng chưa từng được thấy trong các sự kiện gián đoạn triều."

Arcavi bổ sung: "Chúng tôi đã theo sát sự kiện này hơn một năm bằng các kính thiên văn trên Trái Đất cũng như ngoài không gian, và cái chúng tôi thấy không giống bất cứ thứ gì từng thấy trước đây."

Các quan sát khớp với các dự đoán lý thuyết của một thành viên khác trong nhóm là Giáo sư Hagai Netzer (cũng là nhà khoa học ở Đại học Tel Aviv).

Giáo sư Netzer cho biết: "Từ những năm 1980 chúng tôi đã dự đoán rằng một lỗ đen nuots khi từ vùng xung quanh có thể tạo ra những thành phần ánh sáng như thấy ở đây. Kết quả mới này là lần đầu tiên quá trình này được quan sát trong thực tế."

Các nhà thiên văn từ Mỹ Chile, Ba Lan và Anh cũng tham gia nỗ lực quan sát và phân tích. Họ sử dụng ba kính thiên văn không gian khác nhau, trong đó có kính NICER mới được đặt vào trạm không gian quốc tế (ISS).

Nhóm nghiên cứu đã xác định được hai sự kiện kích hoạt lỗ đen được báo cáo gần đây với cùng đặc điểm bức xạ như của AT 2017bgt. Ba sự kiện này làm xuất hiện một loại tái kích hoạt lỗ đen mới chưa từng biết tới trước đây.

"Chúng tôi chưa chắc chắn về lý do của sự tăng tốc độ ăn đột ngột này," Trakhtenbrot kết luận. "Có nhiều cách đã biết để tăng tốc độ phát triển của các lỗ đen khổng lồ, nhưng chúng thường xảy ra trong khoảng thời gian dài hơn nhiều."

"Chúng tôi hi vọng sẽ phát hiện thêm những sự kiện như thế này, và theo dõi chúng với nhiều kính thiên văn cùng hoạt động," Arcavi nói. "Đây là cách duy nhất để hoàn thiện bức tranh của chúng ta về sự lớn lên của lỗ đen, để hiểu cái gì tăng tốc cho nó, và có lẽ cuối cùng giải quyết được bí ẩn về sự hình thành của những con quái vật khổng lồ này."

R.T
Theo Science Daily