Event Horizon

Các nhà thiên văn đang cố gắng chụp được hình ảnh về "cái bóng" của một lỗ đen, và họ đang tiến tới gần mục tiêu này nhờ kính thiên văn vô tuyến APEX (Atacama Pathfinder Experiment) của ESO đặt tại Chile.

5 năm trước, các nhà thiên văn học đã trang bị cho APEX những thiết bị cần thiết để tích hợp vào mạng lưới ăng ten toàn cầu được gọi là kính thiên văn chân trời sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT). Sự tham gia của APEX cho phép EHT có được những quan sát chi tiết nhất từng có về Sagittarius A* - lỗ đen siêu nặng ở trung tâm của thiên hà Milky Way.

Đặc biệt hơn, sự phối hợp của các kính thiên văn mang tới khả năng phóng đại khu vực chân trời sự kiện - nơi không có điểm quay đầu, nơi mà lực hấp dẫn của lỗ đen trở nên mạnh hơn cả vận tốc ánh sáng, khiến không có bất cứ vật chất hay hạt nào có thể thoát ra. EHT sử dụng một kỹ thuật gọi là "Giao thoa cơ sở rất dài" để liên kết các ăng ten trên khắp thế giới.

"Sự tham gia của kính thiên văn APEX gần như gấp đôi độ dài của những đường cơ sở dài nhất so với những quan sát trước đó và mang lại độ phân giải ngoạn mục ở phạm vi 3 lần bán kính Schwarzschild," Ru-Sen Lu, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Thiên văn vô tuyến Max Planck ở Bonn, Đức cho biết.

Bán kính Schwarzschild là bán kính chân trời sự kiện của một lỗ đen được dự đoán bởi thuyết tương đối rộng của Einstein.

Độ phân giải thu được bởi mạng lưới EHT là cao nhất và gần chân trời sự kiện của một lỗ đen nhất mà các nhà thiên văn từng có được.

"Nó hé lộ những chi tiết ở nguồn vô tuyến trung tâm và cho thấy kích thước nhỏ hơn so với kích thước được trông đợi của đĩa bồi tụ," nhà thiên văn học Thomas Krichbaun nói.

Những quan sát chưa từng có đã cho phép các nhà thiên văn học bắt đầu nắm được những cấu trúc bao quanh chân trời sự kiện, dọc theo rìa trong của đĩa bồi tụ.

"Chúng tôi bắt đầu biết được cấu trúc qui mô lớn của chân trời sự kiện, thay vì chỉ rút ra kết luận chung từ những khả năng được nêu ra," Ru-Sen Lu nói. "Thật là hào hứng khi thấy cấu trúc dạng đĩa rất khớp với dữ liệu, dù chúng tôi không thể loại trừ những mô hình khác, chẳng hạn như sự có mặt của một số điểm sáng."

Kể từ những quan sát gần đây nhất đã được công bố cho tiết trên tạp chí Astrophysical Journal, mạng lưới EHT đã có thêm nhiều đối tác lớn. Kính thiên văn ALMA đã được tích hợp vào trong năm 2017. Các nhà thiên văn học đang rất hi vọng rằng những lượt quan sát tiếp theo sẽ mang lại nhiều cái nhìn chi tiết hơn về chân trời sự kiện của Sagittarius A*.

Bryan

Theo Space Daily