Asteroid approaches Earth

Cộng đồng thiên văn học của Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic (Nga) đã sử dụng môi trường mô phỏng Astro-Model của mình để tạo ra một hình ảnh ảo của tiểu hành tinh Phaethon 3200 đang tiến gần Trái Đất, cùng với mưa sao băng Geminids đang được trông đợi.

Ngày 17 tháng 12 năm 2017 một sự kiện thiên văn thú vị sẽ diễn ra khi tiểu hành tinh Phaethon 3200 đang tiến gần đến hành tinh của chúng ta. Đây là một tiểu hành tinh khá lớn có đường kính gần 5 km, bay ngang qua Trái Đất ở khoảng cách 10 triệu km - một khoảng cách gần khi xét trên qui mô không gian.

Tên gọi của tiểu hành tinh này xuất phát từ quỹ đạo bất thường của nó, quỹ đạo mà khiến nó tiến gần Mặt Trời hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào khác (20 triệu km). Gần hơn cả khoảng cách 46 triệu km của Sao Thủy với Mặt Trời.

Tuy nhiên, một chi tiết thú vị khác là thiên thể này đi kèm với trận mưa sao băng Geminids, hoạt động mạnh nhất vào ngày 13-14 tháng 12, khi mà mỗi giờ có tới không dưới 100 thiên thạch nhỏ lao vào khí quyển và cháy sáng trên bầu trời của chúng ta mà không có bất cứ nguy hại nào. Đôi khi, người quan sát cũng có thể thấy những quả cầu lửa, nhưng sao băng sáng đặc biệt trong hiện tượng này. Mưa sao băng này diễn ra hàng năm và bản thân Phaethon cũng đã nhiều lần bay qua gần Trái Đất.

"Dựa trên bằng chứng cho rằng, tiểu hành tinh này từng là một vật thể lớn hơn trước đây, nhưng do các lần đến gần Mặt Trời đã khiến nó bị đốt cháy và vỡ ra các mảnh nhỏ tạo thành mưa sao băng. Có thể giả thiết rằng, bản thân tiểu hành tinh này chính là phần còn lại của một nhân sao chổi. Lý thuyết này được dẫn chứng bởi quỹ đạo cực kỳ dẹt của nó, mang nó tới gần Mặt Trời hơn cả Sao Thủy, và ra xa Mặt Trời hơn Sao Hỏa”, Alexei Baigashov, người đứng đầu của Cộng đồng Thiên văn học (AC) tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic nói.

Chương trình Astro-Model được phát triển bởi AC; nó đã được chọn trong chương trình UMNIK (Quỹ để thúc đẩy các doanh nghiệp khoa học nhỏ). Đây là một môi trường mô phỏng hóa mở sử dụng các kịch bản dạng game để người dùng làm quen với các định luật vật lý khác nhau của không gian bên ngoài. Chương trình được sử dụng rộng rãi để giảng dạy một loạt các kiến thức thiên văn, từ lý thuyết cơ bản đến các thí nghiệm ảo với những khái niệm được tự thiết lập. Hình ảnh cuộc gặp gỡ của Phaethon với Trái Đất là một trong những thí nghiệm trở nên sinh động hơn khi sử dụng mô hình Astro-Model.

Minh Phương

Theo Space Daily