Asteroid passes Earth

Những vật thể gần Trái Đất, thường viết tắt là NEO (Near Earth Object), là những sao chổi, và tiểu hành tinh có quỹ đạo quanh Mặt Trời, chịu ảnh hưởng của những lần đi qua gần các hành tinh khiến chúng hướng về phía Trái Đất.

Các sao chổi chứa chủ yếu là nước đóng băng và các hạt bụi, được hình thành từ khu vực rất lạnh ở vùng ngoài của Hệ Mặt Trời. Trong khi đó, hầu hết các tiểu hành tinh đá hình thành trong vùng phía trong ấm hơn của Hệ, ở khu vực giữa Sao Hoả và Trái Đất. Các nhà khoa học rất quan tâm tới các NEO vì chúng là những mảnh vụn còn lại từ quá trình hình thành Hệ Mặt Trời khoảng 4,6 tỷ năm trước.

Mặt khác, có một mối lo ngại rằng một tiểu hành tinh lớn sẽ va chạm với Trái Đất và xoá sổ toàn bộ hoặc một phần dân số Trái Đất. Những tiểu hành tinh như thế có đủ kích thước và là sản phẩm của quá trình kết tụ ban đầu để tạo thành các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả.

Những dự đoán về va chạm giữa Trái Đất và một NEO lớn thỉnh thoảng vẫn được thông báo trên các phương tiện truyền thông, nhưng không hề có đe doạ nào gần đây cho sự sống của chúng ta bởi va chạm với một tiểu hành tinh lớn. Tuy nhiên, vẫn thường có những tảng đá từ không gian như những mảnh vụn của sao chổi hay tiểu hành tinh đủ lớn để đi xuyên qua khí quyển và chạm tới mặt đất.

Trên thực tế, có tới hàng nghìn mảnh đá không gian nhỏ mà chúng ta gọi là những thiên thạch vẫn bắn phá Trái Đất hàng năm. Hầu hết chúng không thể dự đoán trước và cũng không được thông báo - vì hầu hết chúng rất nhỏ và không gây thiệt hại đáng kể.

Vụ va chạm thiên thạch gần đây nhất được thông báo là vào tháng 2 năm 2013. Tiểu hành tinh Chelyabinsk với khối lượng khoảng 10 tấn và chiều rộng hơn 15 mét đã đi xuyên qua bầu trời vùng núi Ural ở Nga và phát nổ mạnh tương đương với một quả bom nguyên tử.

Khoảng 1.100 người đã bị thương trong sự kiện này do một vụ bùng nổ âm thành làm vỡ các cửa sổ. Vì những thiên thể này tới từ quỹ đạo nhật tâm, vận tốc của chúng khi va chạm đạt khoảng 53.000 km/h. Va chạm ở vận tốc này với khí quyển Trái Đất thường gây ra sự bốc cháy và phá huỷ của thiên thể ở độ cao từ 30 đến 50 km - chỉ những thiên thể lớn mới đi được tới gần mặt đất.

Đầu tháng này các nhà thiên văn học ở Viện khoa học Czech đã xác nhận rằng họ có bằng chứng về việc Trái Đất liên tục bị đe doạ vởi những vụ va chạm với các tiểu hành tinh. Họ khám phá ra rằng dòng thiên thạch Taurid có thể ném một tiểu hành tinh rộng khoảng 300 mét vào biển hoặc đất liền của Trái Đất.

Một vụ va chạm với thiên thạch ở kích thước đó có thể quét sạch cả một vùng nếu như nó va chạm. Số lượng mưa sao băng, như chúng ta biết là khá cao vào tháng 10 và tháng 11 hàng năm do thời điểm này Trái Đất đi qua dòng thiên thạch và tiểu hành tinh Taurid.

Các đài quan sát ở Czech đã đưa ra thông tin về hai thiên thể lớn có kích thước 200 và 300m. Các nhà khoa học ở đó đã báo cáo rằng nguy cơ để Trái Đất va chạm với một tiểu hành tinh lớn khi đi qua dòng Taurid đang tăng lên hàng năm.

Va chạm với một thiên thạch/tiểu hành tinh rộng 300 mét sẽ rất lớn và nó không thể làm chậm lại bởi những nguyên nhân tự nhiên. Va chạm sẽ làm bốc hơi tiểu hành tinh và ném những tảng đá từ trong lớn phủ của Trái Đất (bên dưới lớp vỏ) vào không khí. Một số tảng đá sẽ được ném mạnh tới mức lao ra ngoài không gian, trong khi rất nhiều mảnh khác được rải khắp hành tinh.

Một câu hỏi quen thuộc là: Chúng ta có thể làm gì nếu như một sự kiện như vậy được dự đoán chính xác? Không hề có câu trả lời đơn giản và rõ ràng. Mọi quyết định để làm bất cứ điều gì sẽ phụ thuộc vào kích thước và khối lượng được dự đoán của thiên thạch, bao nhiêu thời gian và lựa chọn mà chúng ta sẽ có kể từ khi có thông báo.

Cho tới nay, chúng ta có rất ít lựa chọn khả thi. Trên thực tế, chi phí cho một chương trình phòng thủ như vậy là rất lớn trong khi tỷ lệ xảy ra một sự kiện như vậy là rất thấp. Điều đó khiến cho việc đầu tư xâu dựng và bảo trì hệ thống phòng thủ hành tinh dường như lãng phí và làm nản lòng các nhà đầu tư.

Bryan

Theo Space Daily