Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đứng đầu bởi Đại học Warwick, một hành tinh khí khổng lồ (hay có thể coi là một sao lùn nâu) với khối lượng khoảng 50 lần Sao Mộc được bao quanh mởi một vành đai bụi dường như đang chuyển động quanh một ngôi sao cách Trái Đất hơn 1000 năm ánh sáng.

Hugh Osborn, một nhà nghiên cứu thuộc Nhóm vật lý thiên văn Warwick đã xác định được rằng ánh sáng từ sao trẻ hiếm hoi này thường bị chặn lại bởi một vật thể lớn và dự đoán rằng những vụ che khuất này được gây ra bởi quỹ đạo của một thiên thể dưới cấp sao chưa được phát hiện.

Sử dụng dữ liệu từ chương trình tìm kiếm hành tinh ở góc nhìn rộng (WASP) và kính thiên văn cực nhỏ góc rộng (KELT), Osborn và các đồng nghiệp của ông ở Đại học Harvard, Đại học Vanderbilt và Đài quan sát Leiden đã phân tích hoạt động của ngôi sao này trong 15 năm.

"Chúng tôi tìm thấy một gợi ý rằng đây là một vật thể đáng chú ý trong dữ liệu của WASP," Osborn nói, "nhưng phải tới khi chúng tôi thấy được lần che khuất thứ hai gần như giống hệt lần trước trong dữ liệu khảo sát của KELT thì chúng tôi mới biết rằng đây là thứ gì đó rất đặc biệt."

Họ đã phát hiện ra rằng cứ mỗi 2,5 năm thì ánh sáng từ ngôi sao PDS 110 trong chòm sao Orion (một sao có cùng nhiệt độ và lớn hơn Mặt Trời một chút) lại bị giảm đi khoảng 30% trong từ hai tới ba tuần. Hai lần quan sát đáng chú ý nhất là vào tháng 11 năm 2008 và tháng 1 năm 2011.

"Điều thú vị là trong suốt hai lần che khuất chúng tôi thấy ánh sáng từ ngôi sao thay đổi rất nhanh, và điều đó gợi ý rằng có các vành đai quanh thiên thể che khuất, nhưng những vành đó lớn hơn nhiều lần so với các vành của Sao Thổ," Matthew Kenworthy - nhà thiên văn ở Leiden - nói.

Giả sử sự giảm ánh sáng của ngôi sao này là do một hành tinh (hoặc một sao lùn nâu) có quỹ đạo quanh nó, lần che khuất tiếp theo được dự đoán sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay. Ngôi sao này đủ sáng để các nhà thiên văn nghiệp dư khắp thế giới có thể quan sát và tự thu thập dữ liệu. Tới khi đó chúng ta sẽ chắc chắn được rằng điều gì gây ra sự che khuất này.

Nếu được xác nhận vào tháng 9 năm nay, PDS 110 sẽ là hệ vành đai khổng lồ đầu tiên được xác định chu kỳ quỹ đạo.

"Vụ che khuất tháng 9 sẽ cho phép chúng tôi lần đầu tiên nghiên cứu cấu trúc phức tạp quanh PDS 110 một cách chi tiết và hi vọng rằng nó sẽ chứng minh được điều mà chúng tôi dự đoán rằng có một ngoại hành tinh khổng lồ và các vệ tinh của nó đang trong quá trình hình thành." Hugh Osborn bình luận.

Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng có những vệ tinh có thể được hình thành trong vùng sống được của PDS 110 - có nghĩa rằng có thể sự sống tồn tại được trong hệ này.

Những vụ che khuất cũng có thể được sử dụng để khám phá những điều kiện hình thành các hành tinh và vệ tinh của chúng ở thời kỳ đầu của vòng đời một ngôi sao, cung cấp một cái nhìn độc nhất vào quá trình đã xảy ra đối với Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Bryan

Theo Space Daily