Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một lỗ đen siêu nặng gần như trần trụi, được tách ra từ phần còn lại của một thiên hà, và đang di chuyển ra xa khỏi đó với vận tốc hơn 3000 km/s.

 

Khám phá này có được nhờ việc sử dụng hệ thống kính VBLA của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ. Nó là một phần của chương trình tìm kiếm và xác định các lỗ đen siêu nặng không nằm ở trung tâm các thiên hà.

Trong khi hầu hết các lỗ đen siêu nặng nằm ở trung tâm các thiên hà, một lỗ đen có tên là B3 1715+425 dường như phá vỡ qui luật chung đó. Thiên thể này thuộc cụm thiên hà ZwCI 8193 và là lỗ đen siêu nặng của một thiên hà cực kỳ nhỏ và mờ. Nó để lại khí ion hoá khi rời xa khởi nhân của một thiên hà lớn hơn.

"Chúng tôi đã tìm kiếm những cặp lỗ đen siêu nặng, với một trong hai lỗ đen tách ra từ tâm của một thiên hà, như một bằng chứng gián tiếp cho một vụ sáp nhập thiên hà trước đó. Thay vào đó, chúng tôi đã tìm thấy lỗ đen này đang chạy xa khỏi thiên hà lớn hơn và để lại một dải vật chất phía sau nó." - James Condon tại Đài quan sát vô tuyến quốc gia (Mỹ) cho biết.

Mô phỏng về quá trình mất khí của thiên hà tạo thành lỗ đen gần như trần trụi

Các thiên hà mà các nhà thiên văn quan sát trong nghiên cứu này nằm cách Trái Đất hơn 2 tỷ năm ánh sáng và đã bị tước mất sao và khí của chúng sau một vụ va chạm trong đó một thiên hà nhỏ đi xuyên qua một thiên hà lớn hơn. Những phần còn lại của thiên hà nhỏ chỉ là lỗ đen của nó và một vùng nhỏ với đường kính khoảng 3.000 năm ánh sáng.

Theo Condon, phần sót lại này sẽ mất khối lượng và dừng tạo sao khi nó tiếp tục tăng tốc cho tới khi nó nó mất hút bởi lỗ đen là vô hình đối với mọi thiết bị hiện nay, trừ khi chúng tương tác với khí và vật chất.

Bryan
Theo Astronomy