Việc tìm kiếm sự sống, nền văn minh ngoài Trái Đất cần nhường chỗ cho một vùng Goldilocks (hay vùng sống được) thứ hai, theo một nhà nghiêm cứu của Đại học Yale.

Trong nhiều thập kỷ, người ta đã nghĩ rằng yếu tố then chốt trong việc xác định một hành tinh có thể tồn tại sự sống hay không là khoảng cách từ nó tới sao mẹ. Ví dụ như trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, Sao Kim nằm quá gần Mặt Trời và Sao Hỏa thì nằm ở quá xa, còn Trái Đất nằm ở vị trí vừa đủ. Khoảng cách đó được các nhà khoa học gọi là “vùng sống được” hay “vùng Goldilocks”.

Người ta cũng từng cho rằng các hành tinh có thể tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong của nó qua sự đối lưu của lớp vỏ - sự chuyển dịch của đá dưới bề mặt được gây ra bởi sự nung nóng và làm mát bên trong. Một hành tinh có thể khởi đầu quá lạnh hoặc quá nóng, nhưng cuối cùng nó sẽ ổn định ở một nhiệt độ nào đó.

Một nghiên cứu mới, được đăng tên tạp chí Science Advances ngày 19 tháng 8, cho thấy chỉ nằm trong vùng sống được là không đủ để tồn tại sự sống. Một hành tinh còn cần khởi đầu với một nhiệt độ vừa phải bên trong nó.

“Nếu bạn tập hợp tất cả các dữ liệu khoa học về sự phát triển của Trái Đất trong vài tỷ năm qua, và hiểu được ý nghĩa của chúng, bạn sẽ nhận ra rằng sự đối lưu của lớp vỏ khá ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên trong”, theo Jun Korenaga, tác giả của nghiên cứu và là giáo sư Địa chất và Vật lý địa chất của Yale.

Korenaga trình bày một khung lý thuyết tổng quát giải thích sự tự điều chỉnh nhiệt độ được dự đoán do sự đối lưu của lớp vỏ và chỉ ra rằng sự tự điểu chỉnh nhiệt độ này là không có khả năng với các hành tinh như Trái Đất.

“Việc thiếu cơ chế tự điều chỉnh có ảnh hưởng lớn tới sự sống của hành tinh” Korenaga cho biết “Các nghiên cứu về sự hình thành hành tinh cho thấy các hành tinh như Trái Đất được tạo thành từ những va chạm lớn, và kết quả của quá trình mang tính ngẫu nhiên đó là rất đa dạng.”

Sự đa dạng về kích thước và nhiệt độ bên trong sẽ không cản trở sự phát triển của hành tinh nếu có sự tự điều chỉnh lớp vỏ đối lưu, Korenaga cho biết thêm “Những gì chúng ta cho là hiển nhiên trên hành tinh, như các đại dương và lục sẽ không tồn tại nếu nhiệt độ bên trong của Trái Đất ở trong một phạm vi nhất định, điều đó có nghĩa là lịch sử khởi đầu của Trái Đất không thể quá nóng hoặc quá lạnh”.

Viện Sinh học thiên văn NASA đã hỗ trợ nghiên cứu. Korenaga là một điều tra viên của nhóm nghiên cứu  "Alternative Earths" của NASA, được thực hiện dựa trên các nguyên lý về cách Trái Đất đã duy trì một sinh quyển kéo dài hầu hết lịch sử của nó, cách bầu sinh quyển biểu hiện trong sinh học tự nhiên trên qui mô hành tinh và cách tái hiện lại lịch sử này có thể báo hiệu khả năng tồn tại sự sống trong và ngoài Hệ Mặt Trời.

L.C
Theo Space Daily