Dù đã được phát hiện cách đây 20 năm, nhưng chúng ta có rất ít thông tin về sao lùn nâu, đặc biệt là lí do chúng không thể phát triển thành sao. Các nhà khoa học cho rằng, một phần của câu trả lời có lẽ nằm trong các đặc điểm vật lý về mật độ kết hợp của plasma bên trong chúng.

 

Giờ đây, các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi viện York Plasma tại đại học York, và Trung tâm thiết bị laser của Hội đồng khoa học và thiết bị của Anh (Science and Technology Facilities Council – STFC), đã tạo ra các “khối” plasma để tái tạo lại những điều kiện tương tự được phát hiện sâu trong các sao lùn nâu.

Họ có thể làm được điều này bằng cách sử dụng luồng laser mạnh nhất thế giới, Vulcan Petawatt của STFC được đặt tại phòng thí nghiệm laser Oxfordshire của họ, để tạo ra thử nghiệm đầu tiên về điện trở suất và độ nhớt được tìm thấy trong các sao lùn nâu.

Sao lùn nâu là những thiên thể nằm giữa sao khối lượng nhỏ và hành tinh. Nó chia sẻ các đặc điểm chung với cả hai nhóm thiên thể.

Mặc dù có số lượng rất nhiều trong không gian, những "ngôi sao nhỏ" này rất khó phát hiện được bởi chúng nhỏ và có nhiệt độ thấp, rất khó được ghi nhận. Nhưng bằng cách đo các tia X phát ra từ các thiên thể này, các nhà nghiên cứu có thể xây dựng dữ liệu về mật độ tạo thành plasma trong các sao lùn nâu.

Các kết quả được công bố trên tạp chí Nature Communications, mở đường hướng tới việc thúc đẩy sự hiểu biết của chúng ta về loại thiên thể này.

Giáo sư Nigel Woolsey từ khoa Vật lý của đại học York cho biết “Các sao lùn nâu thực sự khó quan sát bởi chúng lạnh và bầu khí quyển của chúng ta hấp thụ các bức xạ phát ra từ các thiên thể lạnh”.

“Một trong những thứ bạn biết về các sao lùn nâu với vật chất đậm đặc là cách các vật chất này tập hợp lại nhau và chúng nóng như thế nào. Nghiên cứu cơ bản này đang đẩy mạnh hiểu biết của chúng ta về vật chất trong những môi trường khắc nghiệt và các thiên thể kì lạ”.

“Chúng tôi không biết bởi chúng tôi không thể nhìn thấy chúng. Nhưng chúng tôi nghĩ có rất nhiều sao lùn nâu”

“Một gợi ý là số lượng sao lùn nâu nhiều ít nhất là như các sao. Có hơn một tỷ sao trong thiên hà của chúng ta”

Tác giả chính - tiến sĩ Nicola Booth, cựu sinh viên của York, và giờ đây là nhà khoa học nghiên cứu thực nghiệm tại Trung tâm thiết bị laser của STFC, cho biết thêm “ Vulcan Petawatt là một trong số ít nơi trên Trái Đất mà chúng tôi có thể tạo ra các điều kiện gần với ở tâm của sao lùn nâu. Chúng tôi hi vọng rằng với dự đoán các quan sát tương lai về sao lùn nâu, các thí nghiệm của chúng tôi có thể giúp trong việc hiểu về cách năng lượng được vận chuyển trong các sao nhỏ này”.

Hy vọng rằng đài quan sát hàng đầu của NASA, kính thiên văn không gian James Webb, hiện đang được xây dựng ở Mỹ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu về sao lùn nâu trong tương lai

Ngọc Ánh (VACA)
Theo Space Daily