Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu đã có thể tái hiện hoạt động của Mặt Trời xày ra vào cuối kì băng hà, khoảng từ 20.000 đến 10.000 năm trước, bằng cách phân tích các nguyên tố vi lượng trong lõi băng ở Greenland và sự tạo thành hang động ở Trung Quốc.

Trong thời kì cực điểm của lần băng hà gần đây nhất, Thủy Điển đượcbao phủ bởi một lớp băng mỏng trải dài tới tận phía Bắc nước Đức và mực nước biển thì thấp hơn hiện nay hơn 100 mét, vì nước đã bị đông cứng phía dưới những chỏm băng trải rộng.

Nghiên cứu mới cho thấy sự thay đổi của Mặt Trời gây ảnh hưởng đến khí hậu theo cách tương tự cho dù trong những điều kiện khắc nghiệt của ký băng hà hay là khi hậu ngày nay.

"Nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ ngoài dự đoán giữa hoạt động của Mặt Trời và sự biến đổi khí hậu. Nó chỉ ra đồng thời rằng thay đổi trong hoạt động của Mặt Trời khoomg có gì mới mẻ và hoạt động Mặt Trời ảnh hưởng lên khí hậu, đặc biệt ở cấp khu vực. Hiểu về những quá trình này giúp chúng ta dự báo tốt hơn về khi hậu trong từng khu vực", cho biết của Raimund Muscheler, giảng viên tại đại học Lund và đồng tác giả của nghiên cứu.

Tác động của Mặt Trời lên khí hậu đang là một vấn đề được tranh luận, đặc biệt là đối với sự nóng lên toàn cầu ít hơn dự đoán trong 15 năm qua. Hiện vẫn còn nhiều điều chưa rõ trong việc Mặt Trời gây ảnh hưởng tới khishaayj như thế nào, nhưng nghiên cứu gợi ý rằng năng lượng mặt trời trực tiếp không phải tác động quan trọng nhất, mà chủ yếu là tác động giác tiếp trong sự tuần hoàn khí quyển.

"Việc giảm của hoạt động Mặt Trời có thể dẫn tới những mùa đông lạnh hơn ở Bắc Âu. Đólà vì bức xạ tử ngoại (UV) từ Mặt Trời tác động lên sự tuần hoàn khí quyển. Điều thú vị là quá trình tương tự như vậy lại dẫn tới mùa đông ấm hơn ở Greenland, với tuyết rơi nhiều hơn và nhiều bão hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy các quá trình khác nhau của Mặt Trời cần được đưa vào các mô hình khí hậu với mục đích đưa ra dự đoán tốt hơn về sự biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực", tiến sĩ Muscheler nói.

Bryan (VACA)
Theo Space Daily