Trong hình ảnh hấp dẫn mới được chụp từ đài quan sát La Silla (Chile) của đài quan sát tại Nam bán cầu của châu Âu (ESO), các sao trẻ đang co cụm lại với nhau đối diện với một đám mây khí và bụi rực rỡ. Khoảng 10 triệu năm trước, cụm sao NGC 3293 chỉ là một đám mây khí và bụi, nhưng rồi các sao bắt đầu hình thành, nó đã trở thành nhóm các sao sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy ở đây. Các cụm như thế này là nơi tiến hành những thí nghiệm, cho phép các nhà thiên văn học tìm hiểu thêm về cách phát triển của các sao.
Cụm sao rất đẹp này có kí hiệu là NGC 3293, nằm cách Trái Đất 8 000 năm ánh sáng, trong chòm sao Carina (Sống thuyền). Năm 1751, nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille là người đầu tiên phát hiện ra cụm sao này, tại nơi mà ngày nay là Nam Phi, bằng một kính thiên văn nhỏ với độ mở chỉ 12mm. Nó là một trong những cụm sao sáng nhất trên bầu trời phía Nam, và có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường trong một đêm tối và trong.
Các cụm sao như NGC 3293 gồm các sao đựợc hình thành gần như cùng một thời gian, khoảng cách tới Trái Đất tương đương nhau và cùng thoát ra khỏi đám mây khí và bụi, điều đó khiến chúng có thành phần hóa học tương tự nhau. Kết quả là các cụm như thế này là đối tượng lý tưởng để kiểm chứng lý thuyết tiến hóa sao.
Hầu hết các sao đã thấy ở đây còn trẻ, cụm này khoảng hơn 10 triệu năm tuổi - chỉ như một "trẻ sơ sinh" trong qui mô vũ trụ, bạn có thể thấy Mặt Trời 4,6 tỷ năm tuổi và vẫn chỉ ở "tuổi trung niên". Sự phong phú của các sao trẻ sáng, màu xanh là phổ biến ở các cụm mở như NGC 3293, hay NGC 4755.
Những cụm mở đựợc hình thành từ những mây phân tử khí khổng lồ, và các sao của chúng liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Nhưng lực này không đủ lớn để giữ nguyên vẹn cho cụm, khi đối đầu với sự áp sáp của các cụm khác hay các đám mây khí khác, khiến cho khí và bụi của cụm bị mất đi. Vì vậy, các cụm mở sẽ chỉ tồn tại một vài trăm triệu năm, không như các anh em họ lớn của chúng là các cụm sao hình cầu, có thể tồn tại hàng tỉ năm và vẫn giữ đựợc nhiều sao.
Mặc dù, một số bằng chứng cho thấy vẫn còn một số sao đang hình thành trong NGC 3293, người ta cho rằng hầu hết, nếu không phải là tất cả, trông số gần 50 sao trong cụm đã đựợc sinh ra trong một lần duy nhất. Nhưng ngay cả khi các sao này đều cùng độ tuổi, chúng không phải tất cả, có sự xuất hiện của một sao rực rỡ trong giai đoạn mới hình thành. Một vài trong số chúng rất già, đem lại cho các nhà thiên văn học cơ hội để khám phá bằng cách nào và lý do gì khiến các sao phát triển ở tốc độ khác nhau.
Hãy để ý ngôi sao màu cam sáng ở phía dưới bên phải cụm. Sao này rất lớn, một sao khổng lồ đỏ, là sao lớn nhất, sáng nhất trong đám, nhưng những sao sáng cháy rất nhanh. Sao này sử dụng hết nhiên liệu trong tâm của nó, động lực bên trong của nó thay đổi và nó bắt đầu phồng lên, lạnh đi, trở thành sao khổng lồ đỏ bây giờ chúng ta thấy. Những sao khổng lồ đỏ đang đạt tới cuối chu kỳ cuộc sống của chúng nhưng những chị em của ngôi sao khổng lồ đr này thì vẫn đang ở gian đoạn được biết tới là ngay trước dãy chính (trong biểu đồ quang phổ) - giai đoạn ngay trước khi ngôi sao bước vào giai đoạn sống chính kéo dài của đời nó. Chúng ta thấy những ngôi sao ở giai đẹp nhất trong cuộc đời của chúng: nóng, sáng, và trắng trên nền đỏ bụi bặm.
Ngọc Ánh (VACA)
heo Astronomy