Nhà vật lý thiên văn Jusstin R.Crepp tại đại học Notre Dame và các nhà nghiên cứu từ NASA làm việc với chương trình kính thiên văn không gian Kepler đã phát hiện một hành tinh dạng Trái Đất chuyển động trên quĩ đạo trong vùng sống được quanh một ngôi sao lạnh.
Hành tinh được phát hiện bởi kính Kepler được kí hiệu là Kepler-186f có bán kính bằng 1,11 lần bán kính Trái Đất. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Khoa học (Science) hôm thứ năm, ngày 17/4 với tiêu đề "Một hành tinh cỡ Trái Đất trong Vùng sống được của một ngôi sao lạnh".
Kepler-186f là môt phần của hệ hành tinh quanh ngôi sao Kepler 186, một ngôi sao có 5 hành tinh mà mọt trong số đó nằm ở trung tâm vùng sống được - vùng bao quanh ngôi sao ở khoảng cách vừa phải để hành tinh trong đó có thể cho phép nước owrdangj lỏng tồn tại trên bề mặt của nó.
Mặc dù có nhiều khám phá khác về các hành tinh cỡ Trái Đất hoặc nhỏ hơn, nhưng chúng đều nằm ở quĩ đạo quá gần sao mẹ đểnước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Dữ liệu thu được trong 3 năm qua về cường độ và quang phổ bức xạ từ Kepler-186f cho thấy hành tinh này có thể có khí quyển giống của Trái Đất và nước trên bề mặt nó có thể tồn tại dưới dạng lỏng.
"Ngôi sao mẹ, Kepler 186, là một sao lùn loại M1, có nghĩa là nó sẽ đốt cháy hydro vĩnh viễn, và như vậy có cơ hội để sự sống phát triển quanh ngôi sao này. Và nhờ có chu kì quĩ đạo hợp lý, nước có thể tồn tại owrdangj lỏng trên hành tinh này", cho biết của Crepp, trợ lý giáo sư Frank M. Freimann (Frank M. Freimann Assistant Professor là tên một danh hiệu) về vật lý tại trường khoa học.
Crepp đang xây dựng một thiết bị ở Notre Dame tên là iLocater, nó sẽ là máy quang phổ Doppler siêu chính xác được ghép vào kính thiên văn kép lớn ở Arizona. Thiết bị sẽ giúp xác định các hành tinh đất đá chuyển động trên quĩ đạo trong vùng sống được của các sao lùn M ở gần, gần hơn Mặt Trời so với Kepler 186, bằng cách xác định vận tốc xuyên tâm với độ chính xác chưa từng có ở bước sóng cận hồng ngoại. Crepp và các cộng sự của ông cũng sẽ thăm dò các hành tinh đất đá gần các ngôi sao này để xác định thành phần khí quyển của chúng.
"Nghiên cứu nổi bật của giáo sư Justin Crepp về ngoại hành tinh giúp chúng ta hiểu về vũ trụ phức tạp của mình và đặc biệt là các hành tinh trong vùng sống được. Phát hiện rất được mong đợi này hé lộ một tia sáng mới về các hệ hành tinh và thành phần của chúng." Greg Crawford, hiệu trưởng trường Khoa học ở đại học Notre Dame, cho biết.
Bryan (VACA)
Theo Space Daily