Các nhà thiên văn học đã phát hiện được tàn dư một supernova, thứ đã quét sạch một số lượng đáng kể các vật chất và có hình dạng thu được từ dữ liệu vô tuyến rất khác so với những gì thu được từ dải tia X.

 

Supernova (một số tài liệu tiếng Việt thường dịch là "siêu tân tinh") là cái kết ngoạn mục cho cuộc đời của nhiều ngôi sao lớn. Những vụ nổ xảy ra trung bình 2 lần mỗi thế kỷ trong thiên hà của chúng ta - Milky Way. Nó có thể sản sinh ra một lượng lớn năng lượng và bừng sáng như một thiên hà. Những sự kiện này cũng rất quan trọng, bởi tàn tích của ngôi sao bị phá vỡ được ném vào không gian. Các đám mảnh vỡ này được gọi là tàn dư supernova. Không những thế, nó còn mang theo cả vật chất nó gặp cuốn theo nó.

Các nhà thiên văn học đã xác định được tàn tích một supernova có một số đặc điểm bất thường. Đầu tiên, họ đã phát hiện ra tàn tích của supernova, được biết đến với kí hiệu G352.7-0.1 (G352). Nó đã quét một số lượng đáng kể các vật chất, tương đương với khoảng 45 lần khối lượng Mặt Trời.

Một điểm không bình thường nữa của G352 là nó có hình dạng rất khác nhau trong dữ liệu thu được ở dải sóng vô tuyến so với những gì thu được từ dải X. Hầu hết các bức xạ vô tuyến cho hình dạng như một Elip, trái lại bức xạ tia X lấp đầy trung tâm elip của dải vô tuyến. Điều này được phát hiện trong một hình ảnh tổng hợp mới bao gồm cả tia X của G352, từ đài quan sát Chandra X-ray của NASA (màu xanh trong bức ảnh) và dữ liệu vô tuyến từ the tổ hợp kính cực lớn Karl G. Jansky của Quỹ khoa học quốc gia (Mỹ) (màu hồng). Những dữ liệu này cũng đã được kết hợp với dữ liệu hồng ngoại từ kính thiên văn không gian Spitzer như  màu cam trong bức ảnh, và các dữ liệu quang học từ Khảo sát số bầu trời với màu trắng. (Các bức xạ hồng ngoại ở phía cao hơn bên trái và thấp hơn bên phải không liên quan trực tiếp tới tàn dư supernova).

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, đáng ngạc nhiên rằng sự phát xạ tia X trong G352 bị chi phối bởi sức nóng (khoảng 50 triệu độ F (30 triệu độ C), những mảnh vụn từ vụ nổ "mát" hơn, khoảng 4 triệu độ F (2 triệu độ C) các vật chất xung quanh bị quét đi bởi sóng xung kích mở rộng). Điều này thật kỳ lạ, vì các nhà thiên văn học ước tính rằng G352 đã phát nổ khoảng 2200 năm trước, và tàn dư của supernova ở thời điểm này khi tạo ra tia X thường bị chi phối bởi các vật chất quét đi. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng để đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng này.

Mặc dù nó không phát xạ quá nhiều tia X, khối lượng vật chất bị quét đi bởi G352 là khá cao so với tàn dư supernova còn sót lại trong thiên hà của chúng ta. Điều này có thể cho thấy một kiểu tiến hóa đặc biệt đã xảy ra, trong đó, ngôi sao lớn đã bùng nổ để tạo ra G352, và đã tương tác với một lượng lớn các vật chất đặc biệt dày đặc xung quanh.

Các nhà thiên văn học cũng đã tiến hành một cuộc tìm kiếm cho một sao neutron có thể đã được sinh ra từ vụ nổ supernova. Họ không tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của sao neutron sinh ra từ G352, một câu đố thiên văn hóc búa về hệ thống này. Một khả năng đơn giản là sao neutron đó quá mờ nhạt để được phát hiện, hoặc thay vì đó, supernova đã tạo ra một lỗ đen.

G352 nằm cách Trái Đất khoảng 24000 năm ánh sáng trong thiên hà Milky Way.

Ngọc Ánh (VACA)
Theo Astronomy