Tàu không gian của NASA bay trên quĩ đạo Sao Hỏa đã gửi về các manh mối giúp cho việc hiểu các đặc điểm theo mùa - những dấu hiệu mạnh nhất cho thấy nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên hành tinh đỏ ngày nay.
Các dấu vết sẫm màu đặc biệt tiến dần xuống các sườn dốc khi nhiệt độ tăng lên. Các manh mối mới bao gồm những thay đổi theo mùa tương ứng với các thay đổi trong khoáng chất sắt trên các sườn dốc giống nhau và một cuộc khảo sát nhiệt độ mặt đất cùng những đặc điểm ở khu vực cho phép. Những việc này mang lại gợi ý rằng nước mặn với một khoáng chất sắt chống đông như Sắt Sulfat có thể chảy theo mùa, tuy nhiên có thể vẫn còn những lí giải khả dĩ khác.
Các nhà nghiên cứu gọi những dòng chảy tối này là “những đường dốc định kì” (RSL). Kết quả là RSL đã trở thành một trong các từ viết tắt “nóng” nhất tại các cuộc họp của các nhà khoa học về Sao Hỏa.
“Chúng tôi vẫn chưa có một dấu hiệu nào cho sự tồn tại của nước trong RSL, mặc dù chúng tôi không chắc làm thế nào quá trình này diễn ra mà không có nước” theo Lujendra Ojha từ Viện công nghệ Georgia tại Atlanta. Ban đầu, ông phát hiện ra chúng trong khi ở Đại học Arizona, Tucson, 3 năm trước, trong những hình ảnh ghi lại bởi camera thực nghiệm khoa học phân giải cao (HIRISE) trên vệ tinh Mars Reconnaissance Orbiter của NASA.
Ojha và James Wray của Viện công nghệ Georgia gần đây đã xem xét 13 nơi được xác nhận sự có mặt của RSL qua các hình ảnh ghi được từ máy thăm dò ghi ghi hình quang phổ Sao Hỏa (CRISM) của vệ tinh nêu trên. Họ đã tìm kiếm những khoáng chất mà RSL có thể để lại trong dấu vết của nó như một cách để hiểu bản chất của các đặc điểm: Có sự xuất hiện của nước hay không?
Họ không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu phổ nào gắn với nước hoặc muối, nhưng họ đã tìm thấy phổ riêng phù hợp với dấu hiệu của các khoáng chất sắt và kim loại màu ở hầu hết mọi địa điểm. Các khoáng chất chứa sắt phong phú hơn hoặc kích thước hạt đặc trưng trong các khu vực có RSL so với vùng dốc không có RSL.
Ojha nói: “Như bản thân RSL, nồng độ của các dấu hiệu phổ thay đổi theo mùa. Nồng độ của chúng cao khi ấm hơn và thấp khi lạnh đi”.
Một lời giải thích có thể cho những thay đổi này là sự phân loại kích thước hạt, chẳng hạn như loại bỏ các bụi từ bề mặt, thứ có thể là kết quả của quá trình ẩm ướt hoặc khô. Hai cách giải thích khác cũng có thể, là sự gia tăng của oxi hóa (sắt) thành phần của các khoáng chất hoặc một tổng thể tối màu do độ ẩm. Một trong những giải thích đó sẽ hướng đến nước, mặc dù đã trực tiếp phát hiện được rằng không có nước. Các quan sát quang phổ có thể bỏ lỡ sự hiện diện của nước, bởi vì dòng chảy tối thì hẹp hơn nhiều so với diện tích đất được lấy mẫu từng nghiên cứu bởi CRISM. Ngoài ra, các quan sát từ quĩ đạo chỉ được thực hiện trong một buổi chiều và có thể đã bỏ lỡ độ ẩm vào buổi sáng
Giả thuyết hàng đầu cho các đặc điểm này là dòng chảy của nước gần bề mặt, muối đã làm chậm quá trình đóng băng của nước tinh khiết. “Dòng chảy của nước, thậm chí là nước mặn ở bất cứ nơi nào trên Sao Hỏa ngày hôm nay sẽ là một phát hiện quan trọng, ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu hiện nay trên Sao Hỏa và có thể cho thấy môi trường tiềm năng cho sự sống gần bề mặt Sao Hỏa” theo Richard Zurek từ Phòng thí nghiệm phản lực của NASA ở Pasadena, California.
Trong một nghiên cứu liên quan, các nhà khoa học ở Viện công nghệ Georgia và các đồng nghiệp tại Đại học Arizona; Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, Flagstaff, Arizona; và Viện khoa học Ba Lan, Warsaw, đã sử dụng vệ tinh Mars Reconnaissance và Mars Odyssey của NASA để tìm kiếm nơi có các mẫu và thời điểm dòng chảy tối trên Sao Hỏa tồn tại. Kết quả cho thấy rằng nhiều nơi với các sườn dốc, vĩ độ và nhiệt độ phù hợp với những nơi từng được cho là RLS, nhưng không có bất kỳ RLS nào cả.
Họ đã săn lùng các khu vực là địa điểm lý tưởng cho sự hình thành RSL – khu vực gần vĩ độ trung bình của miền Nam, trên các vách đá. Họ phát hiện ra 200 nơi như vậy, nhưng hầu như không nơi nào trong số chúng có RSL. “Chỉ có 13 trong số 200 vị trí được xác nhận RSL” Ojha nói. “Thực tế là RSL xảy ra ở một vài nơi và những nơi khác không chỉ ra thêm được các yếu tố chưa biết như nước hoặc muối có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành RSL”.
Họ đã so sánh những quan sát mới với các hình ảnh từ những năm trước, cho thấy rằng RSL phong phú hơn những năm trước.
“NASA muốn ‘đuổi theo dòng nước’ trên hành tinh đỏ, nên chúng tôi muốn biết trước khi nào và nơi nó sẽ xuất hiện” Wray nói. “RSL đã nhen nhóm hi vọng của chúng ta về sự tiếp cận với nguồn nước mới, nhưng dự báo về điều kiện ẩm ướt vẫn còn là một thách thức”.
Ngọc Ánh (VACA)
Theo Astronomy