Các nhà thiên văn học tìm kiếm các hành tinh ở các vị trí đặc biệt và đặt câu hỏi về khả năng tồn tại sự sống của chúng. Một giả thuyết được đặt ra với các hành tinh quanh các sao lùn trắng và lùn nâu.

Chưa có hành tinh đá hay hành tinh nào giống Trái Đất được tìm thấy có quỹ đạo quanh các sao lùn trắng và lùn nâu, nhưng không có lí do gì mà chúng không thể tồn tại. Tuy nhiên, nghiên cứu của Rory Barnes ở đại học Washington và Rene Heller ở viện Vật lý thiên văn Leibniz, Đức gợi ý rằng các hành tinh có quỹ đạo quanh sao lùn trắng và lùn nâu là những ứng viên nghèo nàn cho sự sống.

Các sao lùn trắng là cái nhân nóng của những ngôi sao chết còn các sao lùn nâu là các ngôi sao "thất bại", chúng không đủ khối lượng để cháy sáng như Mặt Trời. Theo lý thuyết, cả hai loại thiên thể này vẫn phát ra lượng ánh sáng đủ để tạo thành "vùng sống được" - phạm vị gần ngồi sao đáp ứng đủ điều kiện để nước ở dạng lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh.

Ranh giới phía trong của vùng sống được là nơi gần ngôi sao giống như Sao Kim gần Mặt Trời, hiệu ứng nhà kính đốt nóng khi quyển của hành tinh khiến cho nước lỏng và mọi dạng sống không thể tồn tại.

Sao lùn trắng và lùn nâu có một đặc điểm chung khác với các sao như Mặt Trời: chúng lạnh đi dần dần một cách chậm chạp. Và cùng với quá trình này, ranh giới của vùng sống được như nêu trên tiến ngày một gần về phía ngôi sao. Do vậy những hành tinh hiện nay nếu được tìm thấy ở vùng sống được thì có nghĩa trước đó nó phải nằm ở ngay ranh giới nêu trên.

Do đặc điểm này, hành tinh như vậy sẽ khó khăn hơn trong việc tồn tại sự sống, ngay cả khi chúng được tồn tại ngay trong vùng sống được. Thời gian tồn tại trong vùng sống được của những hành tinh như vậy không đủ dài để chúng kịp hình thành sự sống.

"Những hành tinh này, nếu chúng ta tìm thấy chúng hôm nay đang ở trong vùng sống được, có nghĩa là trước đó chúng đã ở trong một vùng hoàn toàn không thể có sự sống", Barnes nói. Heller bổ sung "Như vậy, ngay cả khi chúng đang ở trong vùng sống được, chúng vẫn là những hành tinh chết".

VACA
(theo Space Daily)