Một hành tinh khoảng 1,4 lần kích thước Sao Mộc đang bị sao mẹ của chính nó hấp thụ, che phủ bởi một tấm màn magie đang tiếp thu hết ánh sáng của một số bước sóng nhất định, theo những quan sát mới của Kính thiên văn không gian Hubble (HST).
WASP-12 b, lần đầu tiên được nhìn thấy vào 2008, là một hành tinh khí khổng lồ di chuyển cực gần quanh sao mẹ của nó. Khoảng cách giữa ngôi sao và hành tinh nhỏ tới mức hành tinh này hoàn thành một quỹ đạo chỉ trong vòng hơn một ngày Trái Đất. Khoảng cách ấy đã tạo ra một đám mây khí cực nóng có kích cỡ khoảng ba lần bán kính của Sao Mộc, và đám mây này cung cấp năng lượng cho ngôi sao. Tuy nhiên, một phần của khối khí đang di chuyển về phía không gian trống, tạo ra một lớp phủ xung quanh ngôi sao.
Lớp phủ khí này rất mỏng, và hầu như không thể nhận ra được trong ánh sáng quang học, nhưng HST, sử dụng ánh sáng cận tử ngoại, vừa thu được nhiều quan sát mới. Nhóm quan sát phát hiện ra một nguyên tố trong đám mây là Magie, một chất hấp thụ ánh sáng cận tử ngoại cực tốt. Những bước sóng này rất nhạy cảm với các khí loãng, và trong khí loãng, ngôi sao có thể trở nên hoàn toàn vô hình.
Các nhà khoa học từ liên đoàn Wide Angle Search for Planets của Anh (liên đoàn Tìm kiếm các hành tinh), vốn là những người lần đầu tìm ra hành tinh năm 2008, và cả các chuyên gia về Quang phổ có nguồn gốc vũ trụ trên HST, các hiện tượng của sao, và sự hấp thụ ánh sáng của không gian từ Trung tâm Thiên văn – Vật lý và Không gian thiên văn tại Đại học Colorado đã tiến hành nghiên cứu này.
Giáo sư Carole Haswell, Giảng viên về thiên văn học tại Đại học mở, người lãnh đạo cuộc nghiên cứu, nói rằng một cấu trúc như thế này chưa bao giờ được nhìn thấy quanh một ngôi sao, và phát biểu: “Nó như là một tấm màn đã được phủ trên cái chết của một hành tinh.”
Quỳnh Chi (VACA)
Theo Science Daily