Các dạng sống trên Trái Đất có thể sẽ biến mất trong 2,8 tỷ năm tới, theo một khảo sát thực hiện bởi các nhà khoa học Anh vào đầu năm nay. Khảo sát này cho biết nhiệt độ trên Trái Đất sẽ tăng lên do cả hai yếu tố là hoạt động của Mặt Trời và các thông số quỹ đạo Trái Đất.
Mặt Trời được sự đoán rằng sẽ trở thành một sao khổng lồ đỏ trong vài tỷ năm nữa. Các thông số quỹ đạo của nó sẽ thay đổi và bán kính của nó sẽ tăng lên ít nhất là 200 lần so với hiện nay. Điều này sẽ làm bay hơi các đại dương trên Trái Đất, gây ra sự tuyệt chủng của các dạng sống. Tuy vậy, vi khuẩn cũng có thể còn tồn tại, nhà sinh vật học Yelena Vorobyova ở đại học Moscow nói.
"Vi khuẩn được biết tới là loài sinh vật có sức đề kháng cao nhất và có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt nhất", Vorobyova nói, "Chúng ta biết rằng vi khuẩn là dạng sống đầu tiên trên Trái Đất và chúng đã phát triển rất đáng kể trong suốt lịch sử của hành tinh cùng với các loài động thực vật cao cấp hơn."
Biến đổi khí hậu đang diễn ra cuối cùng sẽ gây ảnh hưởng tới sinh quyển trên Trái Đất, một quá trình cuối cùng sẽ giết chết các sinh vật bậc cao nhưng có thể bỏ qua vi khuẩn. Sống trên Sao Hoart khi đó có lẽ là con đường suy nhất để con người có thể tồn tại.
"Có đủ nguồn nước trên Sao Hỏa cho tất cả những người rồi đây sẽ không thể tiếp tục sống trên Trái Đất do sự nóng lên toàn cầu", Vorobyova nói.
Một lựa chọn khác cho con người trong tương lai, có thể là sống trên một hành tinh khác.
VACA
(theo Space Daily)