Europa, vệ tinh bí ẩn của Sao Mộc, được tin rằng là mái nhà cho nước lỏng ở phía dưới bề mặt của nó. tuy nhiên, những chương trình tương lai khám phá đại dương trên Europa có thể sẽ phải đào rất sâu. Nghiên cứu gợi ý rằng nước lỏng không thể tồn tại trên bề mặt của Europa quá vài chục nghìn năm (thực ra đây chỉ là cái chớp mắt đối với thang đo của địa chất). Klara Kalousova giới thiệu nghiên cứu này tại Hội nghị khoa học hành tinh ở Madrid hôm 25 tháng 9.
Europa được cấu tạo chủ yếu bởi đá và sắt, với lớp nước nằm sâu khoảng 100km phía dưới lớp băng rắn. Đại dương này được làm ấm để duy trì trạng thái lỏng bởi nhiệt sản sinh ra từ tương tác hấp dẫn với Sao Mộc.
Các khối nước lỏng có thể lảng vảng ngay gần bề mặt. Tuy nhiên, Kalousova từ đại học Nantes và đại học Charles ở Prague tin rằng chúng không thể tồn tại lâu. Bà giải thích "Một khối nước lỏng bao phủ toàn bộ có thể tồn tại nhưng phải ẩn sâu dưới bề mặt khoảng 25 tới 50km. Có thể có những vùng tồn tại nước lỏng ở độ sâu nhỏ hơn, chẳng hạn khoảng 5km, nhưng chúng chỉ có thể tồn tại vài chục nghìn năm trước khi bị đẩy xuống sâu hơn.
Kalousova đạt tới những kết luận này bằng các mô hình toán học kết hợp giữa nước lỏng và đá rắn trong những điều kiện khác nhau. Bà tìm ra rằng theo những sự khác nhau về mật độ và độ nhớt, nước lỏng bị kéo xuống dưới rất nhanh đi sâu vào các lớp băng và trở thành đại dương phía dưới bề mặt.
Những địa điểm khác trong Hệ Mặt Trời có thể được phân tích theo cách trên. Kalousova giải thích: "Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vòng tuần hoàn nước trên Europa, nó có thể giúp chúng ta có những cái nhìn sâu sắc hơn về những vệ tinh với bề mặt hoạt động địa chất mạnh như Enceladus hay những nơi bí ẩn còn bị che phủ như Titan".
VACA
Theo Space Daily