Các nhà khoa học tập trung quan sát một đám mây khí gồm hydro và heli di chuyển về phía trung tâm thiên hà, họ cho rằng nó là phần còn lại của một đĩa tiền hành tinh, và qua đó có thể tìm kiếm bằng chứng cho khẳng định nêu trên.

Thoạt nhìn, trung tâm của thiên hà Milky Way có vẻ như quá khắc nghiệt đối với sự tồn tại của một hành tinh. Các sao đông đúc luồn lách qua nhau như những chiếc xe trên đường vào giờ cao điểm, các vụ nổ supernova (siêu tân tinh) phóng ra sóng xung kích nhấn chìm không gian trong bức xạ cường độ cao, lực hấp dẫn mạnh mẽ từ lỗ đen siêu nặng uốn cong không gian quanh nó.

Tuy nhiên nghiên cứu mới của các nhà thiên văn tại Trung tâm vật lý thiên văn Havard-Smithsonian (CfA) cho thấy các hành tinh vẫn có thể tạo thành trong vòng xoáy vũ trụ này. Để tìm bằng chứng, họ quan sát đám mây khí hydro và heli đang tiến về trung tâm thiên hà, họ cho rằng nó là phần còn lại đã bị xé nhỏ của một đĩa tạo thành hành tinh có quỹ đạo quanh một ngôi sao chưa được nhìn thấy.

"Ngôi sao không may này bị ném về phía lỗ đen trung tâm. Giờ đây nó đang đi rất nhanh tới kết thúc cuộc sống của mình. Và trong khi nó vẫn còn sống sót thì đĩa tiền hành tinh của nó lại không may mắn như vậy" - cho biết của Ruth Murray-Clay ở CfA.

Năm ngoái, một nhóm các nhà thiên văn đã khám phá ra đám mây này bằng kính thiên văn cực lớn ở Chile (Very Large Telescope - VLT). Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng nó tạo thành từ dòng khí của vụ va chạm giữa hai ngôi sao ở gần, giống như gió cuốn tạo thành những đụn cát.

Murray-lay và đồng nghiệp Avi Loeb đề xuất một cách giải thích khác. Các sao mới tạo thành giữ lại quanh nó một đĩa khí và bụi trong hàng triệu năm. Nếu một sao như vậy lao về phía lỗ đen ở trung tâm thiên hà, bức xạ và sóng hấp dẫn sẽ thổi tung đĩa đó trong nhiều năm.

Đây cũng có thể là đĩa của một sao thuộc vành đai các sao có quĩ đạo cách trung tâm thiên hà chỉ khoảng 1/10 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn đã phát hiện ra hàng chục sao trẻ loại O trong vành đai này, gợi ý rằng có hàng trăm những sao mờ hơn cỡ Mặt Trời đang tồn tại ở đó. Tương tác giữa các sao có thể đẩy một ngôi sao vào phía trong cùng đĩa khí của nó.

Tuy nhiên đĩa tiền hành tinh này đã bị phá hỉu, các sao còn lại trong vành đai có thể giữ lấy nó, và do đó chúng có thể tạo thành các hành tinh trong môi trường khắc nghiệt đó.

Khi ngôi sao tiếp tục tiến thêm trong năm tới, ngày càng hiều vật chất trên đĩa bao quanh bị xé đi, chỉ để lại cái lõi đặc. Khí bị xé ra sẽ bị cuốn về phía lỗ đen trung tâm, ma sát khi đó đủ lớn để làm chúng phát sáng ở dải X-ray.

"Thật hấp dẫn khi nghĩ tới việc các hành tinh tạo thành gần lỗ đen như thế", Loeb nói, "Nếu văn minh của chúng ta tồn tại trên một hành tinh như vậy, chúng ta có thể kiểm chứng lý thuyết hấp dẫn của Einstein một cách tốt hơn, và chúng ta có thể thu được năng lượng sạch bằng cách ném rác thải của chúng ta vào lỗ đen".

VACA
Theo Astronomy