Trái Đất và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời không đơn độc trong vũ trụ. Qua những thập kỉ gần đây, việc săn lùng các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đã mang lại những khám phá khó tin, và giờ đây các nhà nghiên cứu hành tinh học đã có một mô hình giả lập mới về sự hình thành các hành tinh.
Hầu hết các hành tinh tạo thành khi một đám mây phân tử sụp đổ tạo thành một ngôi sao. Khí và bụi còn sót lại quanh ngôi sao va chạm với nhau và tích tụ lại sau hàng triệu năm và hành tinh bắt đầu có hình dạng của mình.
Nhà thiên văn Sally Dodson Robinson cùng nhóm nghiên cứu của bà tại đại học Texas ở Austin đã lập mô hình và giả lập những đĩa tiền sao này. Mô hình giả lập này mô phỏng những yếu tố quan trọng như biến động và nhiệt độ của đĩa, quyết định cách thức và vị trí mà hành tinh được tạo thành.
Trong một đĩa có quá nhiều biến động, các hạt chuyển động quá nhanh và khi va chạm chúng bật ra khỏi nhau. Ít biến động hơn thì sẽ có nhiều cơ hội hơn để chúng kết hợp với nhau.
Những khám này là kết quả của việc phức tạp hóa các mô hình giả lập với khoảng thời gian hàng triệu năm.
Năm 1988, chúng ta đã biết hành tinh đầu tiên ngoài Hệ Mặt Trời. Năm 2012 chúng ta đã biết tới gần 2.400 hành tinh như vậy đang chờ được kiểm chứng. Hiểu biết về những điều kiện quan trọng nhất trong quá trình tạ thành hành tinh sẽ giúp các nhà nghiên cứu như Sally Dodson Robinson trong việc khám phá nhiều hơn nữa, và cũng sẽ mang lại hiểu biết lớn hơn về tiến hóa của Trái Đất và Hệ Mặt Trời chúng ta.
VACA
Theo Space Daily