Các nhà thiên văn sử dụng dữ liệu từ Hubble đã phát hiện 2 quần sao (hay cụm sao) chứa đầy những sao nặng có thể đang chuẩn bị cho quá trình hợp nhất. Hai quần sao này nằm trong Mây Magellan lớn (LMC), một thiên hà vệ tinh của Milky Way cách Trái Đất 170000 năm ánh sáng .

 

Những ý kiến ban đầu cho rằng chỉ có duy nhất 1 quần sao trong tâm vùng hình thành sao rộng lớn có tên 30 Doradus còn được biết đến dưới cái tên Tarantula Nebula-được tìm thấy giữa hai quần sao cách nhau 1 triệu năm tuổi.

Toàn bộ 30 Doradus đã là 1 vùng kiến tạo sao trong 25 triệu năm, vẫn chưa thể biết chính xác bao lâu nó có thể tạo ra 1 ngôi sao mới. Việc 1 hệ như vậy hợp nhất vào 1 cá thể lớn hơn có thể giúp giải thích nguồn gốc 1 vài chòm sao lớn đã biết.

Elena Sabbi và cộng sự từ viện thiên văn Baltimore, Maryland và nhóm của bà quan sát vùng này khi tìm kiếm những ngôi sao không theo quĩ đạo, có tốc độ di chuyển cao đã bị thải loại khi chúng được hình thành lần đầu tiên. ”Những ngôi sao thường có xu hướng ổn định trong 1 quần sao nhất định, nhưng cũng có rất nhiều ngôi sao trẻ bên ngoài 30 Doradus không phù hợp với nơi hình thành, chúng bị 30 Doradus thải loại với tốc độ rất cao” –Sabbi nhận xét.

Sabbi cũng lưu ý về 1 quần sao bất thường khi quan sát những ngôi sao có năng lượng yếu được Hubble tìm thấy. Nó không có hình cầu thường thấy mà có những đặc điểm tương đồng với 2 thiên hà đang sát nhập có bề mặt dần bị kéo dãn bởi lực hấp dẫn. Hubble tìm thấy bằng chứng về sự hợp nhất đang diễn ra khi quan sát 1 kết cấu bị kéo dãn của 1 trong những quần sao và từ sự khác nhau về độ tuổi giữa hai chòm sao.

Theo một số mô hình,những đám mây khí khổng lồ thoát ra khỏi những quần sao có thể tách ra thành từng phần nhỏ hơn. Khi những mảnh nhỏ này cô đặc lại thành những ngôi sao,nó có thể  gây ảnh hưởng và hợp nhất thành 1 hệ lớn hơn. Sự ảnh hưởng này là điều mà Sabbi và cộng sự tin rằng có thể xảy ra ở 30 Doradus.

Có một con số lớn bất thường của các ngôi sao có vận tốc lớn xung quanh 30 Doradus. Các nhà thiên văn tin rằng những ngôi sao này đã bật ra khỏi tâm của 30 Doradus như kết quả của sự tương tác các lực. Những sự tương tác này thường diễn ra đồng thời với quá trình phá vỡ hạt nhân mà ở đó nhiều ngôi sao lớn đi vào sâu trong trung tâm quần sao bởi lực tương tác với nhưng ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn. Khi có nhiều ngôi sao lớn, hạt nhân sẽ trở nên bất ổn và những ngôi sao này sẽ đánh bật những ngôi sao khác trong cùng quần sao.

Quần sao lớn R136 ở trung tâm 30 Doradus quá trẻ để có thể có sự phân tách. Tuy nhiên,trong những hệ thống nhỏ hơn sự phân tách này diễn ra dễ dàng hơn, một phần lớn các “sao bỏ chạy” (runaway star) có thể tìm thấy trong 30 Doradus có thể là lời giải thích về việc một quần sao nhỏ hợp nhất với R136.

Các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu vấn đề với nhiều thông tin hơn và trong 1 hệ đo lường lớn hơn khi những quần sao khác tương tác tương tự. Đặc biệt,những cảm biến hồng ngoại của kính thiên văn James Webb theo kế hoạch của NASA sẽ tạo điều kiện cho các nhà thiên văn quan sát sâu bên trong tinh vân Tarantula bị che khuất bởi ánh sáng. Ở đây,những ngôi sao lạnh và tối hơn ẩn sao đám mây bụi. Webb sẽ giúp khám phá những bí ẩn ở tận sâu trong tinh vân.

30 Doradus Nebula là một đối tượng thiên văn thú vị bởi nó là ví dụ điển hình của sự hình thành sao trong vũ trụ non trẻ mà  ta có thể quan sát được. Khám phá này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự hình thành các chòm sao cũng như sự hình thành các ngôi sao ở thuở sơ khia của vũ trụ.

Thủy Tiên (VACA)
Theo Astronomy