Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai hành tinh cỡ Trái Đất sống sót sau vụ nổ của sao khổng lồ đỏ của sao mẹ của chúng. Phát hiện này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tương lai của các hệ hành tinh trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Steve Kawaler tại đại học Iowa giúp nhóm nghiên cứu bằng các dữ liệu từ kính thiên văn không gian Kepler để xác nhận rằng vẫn có những biến động nhỏ về độ sáng của ngôi sao do việc cắt ngang của hai hành tinh. Stéphane Charpinet từ viện nghiên cứu Vật lý thiên văn và hành tinh học tại Toulouse, Pháp là người đứng đầu nhóm nghiên cứu.

"Đây là hình ảnh tương tự như Hệ Mặt Trời của chúng ta sau vài tỷ năm tiễn hóa nữa. Nó giúp chúng ta tìm hiểu được nhiều hơn về tương lai của các hệ hành tinh và của chính Mặt Trời" - Kawaler nói.

Kawaler cho biết các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sự giao động của ngôi sao mẹ là KIC 05807616, một ngôi sao già đã qua giai đoản khổng lồ đỏ được khoảng 2 năm. Khi phân tích các dữ liệu quan sát, Charpinet nhận thấy có giao động lặp lại với chu kì 5,76 và 8,23 giờ. Ông hỏi các nhà thiên văn khác gồm cả Kawaler yêu cầu đối chiếu với các dữ liệu trước đây của Kepler.

"Chúng tôi thấy chúng với cùng vị trí và chu kì, như vậy là chúng có thật" Kawaler nói.

Điều này dẫn tới câu hỏi tiếp theo: chúng là gì?

Kawaler nghiên cứu tốc độ cao nhất và thấp nhất mà các ngôi sao có thể bùng nổ. Kết quả cho thấy chu kì đã phát hiện được là quá chậm so với tốc độ cho phép. Các nhà thiên văn do đó nghĩ tới ý tưởng sự biến động này là do các hành tinh đang chuyển động quanh ngôi sao.

Các nhà thiên văn tin rằng sự biến đổi độ sáng này là do hai hành tinh. KOI 55.01 và KOI 55.02 do sự phát biệt về độ sáng và nhiệt độ bề mặt giữa thời gian ngày và đêm trên các hành tinh. Họ cũng cho biết hai hành tinh này có kích thước là 76 và 87 phần trăm so với Trái Đất, chúng trở thành những hành tinh nhỏ nhất ngoài Hệ mặt Trời từng được phát hiện. Điều này cũng có nghĩa là nhiệt độ trên hai hành tinh này là rất cao, lên tới khoảng 16.000 độ F (9.000 độ C)

Khi một sao khổng lồ đỏ phát nổ, nó nuốt chửng các hành tinh ở gần và thổi bạt các hành tinh khí lớn dạng như Sao Mộc. Nhóm nghiên cứu cho biết việc phát hiện ra hai hành tinh gần vẫn còn tồn tại sau vụ nổ của sao mẹ đặt ra nhiều nghi vấn về khả năng tồn tại của các hành tinh trong điều kiện khắc nghiệt và cả việc các hành tinh có thể gây ảnh hưởng tới sự tiến hóa của sao mẹ.

VACA
(theo Astronomy)