Máy quang phổ mới với độ nhạy cao của kính thiên văn không gian Hubble đã phát hiện ra sự hấp thụ mạnh mẽ bức xạ tử ngoại trên bề mặt hành tinh lùn Pluto (trước tháng 8 năm 2006 chúng ta thường gọi là Sao Diêm Vương), cung cấp một bằng chứng mới cho việc có sự tồn tại phức tạp của các nguyên tử hydrocarbon và/hoặc nitrile trên bề mặt hành tinh lùn này. Đâylaf kết quả công bố trên tạp chí Thiên văn học bởi các nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI) và đạo học Nebraska Wesleyan.

Những loại hóa chất này có thể được tạo ra do tương tác của ánh sáng Mặt Trời hoặc tia vũ trụ với bề mặt băng đã biết của Pluto.gồm methane, carbon monoxide và nitơ.

Dự án này được đứng đầu bởi tiến sĩ Alan Stern, bao gồm cả các nhà nghiên cứu của SwRI là John Spencer và Alan Shinn, cùng các nhà nghiên cứu tại đại học Nebraska Wesleyan là tiến sĩ Nathaniel Cunningham và sinh viên Mitch Hain.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện bằng chứng cho việc biến đổi quang phổ tử ngoại của Pluto so với dữ liệu thu được của Hubble từ những năm 1990. Sự biến đổi này có thể do sự biến đổi của địa hình hoặc áp suất khí quyển trên Pluto so với thời gian những năm 1990.

"Khám phá mà chúng tôi đã thực hiện với kính Hubble nhắc chúng tôi rằng sẽ còn nhiều điều thú vị hơn nữa về bề mặt của Pluto khi tàu New Horizons của NASA tới đó vào năm 2015" - Stern cho biết.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Viện nghiên cứu kính thiên văn không gian (Space Telescope Science Institute).

VACA
Theo Science Daily