Sau 16 năm quan sát, đài quan sát Mặt Trời (SOHO) - một chương trình hợp tác giữa cơ quan không gian châu Âu và NASA - đã bất ngờ phát hiện một sao chổi mới với vận tốc di chuyển đáng kinh ngạc.

SOHO đã tập trung vào hơn 2100 sao chổi, hầu hết chúng được biết tới thuộc nhóm Krutz, phía ngoài rìa Hệ Mặt Trời nơi mà thường thì chúng sẽ bay hơi hoàn toàn.

Nhưng vào ngày 2 tháng 12 năm 2011, khám phá về một sao chổi mới thuộc gia đình Kreutz đã được công bố. Sao chổi này đã được tìm thấy theo phương pháp cũ: quan sát từ mặt đất.

Nhà thiên văn học Terry Lovejoy đã quan sát sao chổi, đây là lần đầu tiên một sao chổi thuộc nhóm Kreutz được phát hiện bởi kihs thiên văn mặt đất kể từ những năm 1970. Sao chổi mớinayf đã được đặt tên là C/2011 W3 (hay sao chổi Lovejoy).

Việc phát hiện ra một sao chổi trước khi nó đi vào tầm nhìn của các kính thiên văn không gian làm các nhà khoa học hi vọng rằng có thể chuẩn bị cho những chiếc kính với tầm quan sát tốt hơn.

Một số sao chổi thuộc nhóm này, chẳng hạn sao chổi Ikeya-Seki có thể được nhìn thấy bằng mắt thường vào năm 1965, tuy nhiên điều này là cực hiếm.

Sao chổi này tiếp tục được quan sát khi nó vào tầm ngắm của đài thiên văn STEREO (Solar Terrestrial Relations Observatory) hôm 12/12 và kính thiên văn quang học Hinode vào ngày 15/12.

Sao chổi này vượt qua 87.000 dặm gần Mặt Trời để Hinode có thể chụp hình nó ở bước sóng của tia X, và sau đó biến mất ở phía Tây Bắc của Mặt Trời.

VACA
Theo Space Daily