Dù rất rộng lớn, vũ trụ của chúng ta có thể cũng chỉ là một trong số nhiều vũ trụ, tất cả trôi trong một hệ mà các nhà khoa học gọi là đa vũ trụ (multiverse). Vấn đề là, không có cách nào để kiểm chứng ý tưởng này.

 

 

Dù vậy, hiện nay các nhà vật lý cho biết họ có những phương pháp để kiểm tra những "vết thương" của vũ trụ khi nó va chạm với các vũ trụ khác.
Một nhóm các nhà khoa học từ nhiều quốc gia đã tạo ra một thuật toán mới trên máy tính để xác định các điểm bất thường này, được cho là có dạng đĩa tròn tạm thời (giống như vết lòm vào khi 2 quả bóng vừa va chạm với nhau)
Vì đa vũ trụ có thể mở rộng quá nhanh so với vũ trụ của chúng ta nên các vũ trụ thành phần sẽ bị đẩy ra xa nhau sau 1 khoảng thời gian rất ngắn sau khi chúng hình thành, do vậy các va chạm có lẽ chỉ có thể xảy ra ở thời kì phôi thai của vũ trụ chúng ta.
May mắn thay, với các kính thiên văn hiện đại ngày nay, các nhà thiên văn đã có thể thu được các bức xạ nền được cho là phát ra ở thời điểm chỉ 380.000 năm sau vụ nổ lớn Big Bang, tức là cách đây khoảng 13 tỷ năm.

"Từ khá lâu rồi, người ta nghĩ tới việc có thể có sự tồn tại của nhiều vũ trụ. Nhưng họ luôn tin rằng việc này là không thể kiểm chứng" - cho biết của Matthew Johnson, nhà vật lý lý thuyết tại viện nghiên cứu Perimeter.

"Đến nay chúng tôi có những cách để quan sát các tín hiệu được dự đoán từ lý thuyết. Do đó chúng tôi có thể có khả năng kiểm chứng ý tưởng này, cần tới một thời gian dài cùng với sự phát triển của các phần mềm và việc lập bản đồ của bức xạ nền" - Johnson, đồng tác giả của nghiên cứu đã đăng trên tạp chí Physical Review Letters and Physical Review D.

Vết lõm vũ trụ hay những hình ngẫu nhiên?
Đa vũ trụ nếu thật sự tồn tại, có thể được tạo ra từ sự bung ra của các thăng giáng hỗn loạn trong không gian trống rỗng (theo cách hiểu hiện nay là không có không gian).
Nhiều quả "bong bóng" giống như vũ trụ của chúng ta cùng hình thành, nhưng có thể là với những hệ thống định luật vật lý khác nhau, chúng có thể đã va chạm với nhau trước khi đẩy xa đi trong đa vũ trụ. Thuật toán mới cho phép các nhà khoa học tìm kiếm các biến động này và thống kê chúng dựa trên mô hình "phẳng" của bức xạ nền vũ trụ.
Khi người ta cố gắng để nhìn một thứ gì đó mà người ta không hiểu, đôi khi người ta dễ bị (do tâm lý) nhìn nhận nó thành những hình ảnh khác về nó (Ví dụ như hình mặt người trên Sao Hỏa)

"Con người thường có xu hướng nhìn nhận một hình ảnh mà đôi khi nó không hề tồn tại, nhất là với sự mờ nhạt của bức xạ nền, nhóm nghiên cứu không hề muốn bị những tâm lý dẫn đường và ngộ nhận rằng đã tìm thấy các vết va chạm trong khi có thể đó chỉ là những sự ngẫu nhiên" - ý kiến của nhà vũ trụ học Sean Carroll (không tham gia nghiên cứu này)

Bản đồ bức xạ vi ba nền của vũ trụ, hình ảnh về vũ trụ của chúng ta khi mới chào đời

Những kết quả triển vọng
Đến nay thuật toán mới đã cho phép tìm ra 15 điểm đáng chú ý, 4 trong số đó là những triển vọng lớn, nhưng theo Johnson, lời giải thích tốt nhất cho nó vẫn là sự may mắn ngẫu nhiên.
Lí do có thể đơn giản là tính thiếu chính xác và sắc nét của bản đồ bức xạ đã được thiết lập, vì thế Johnson và các cộng sự vẫn đang lo lắng chờ đợi kết quả mới từ kính thiên văn không gian Planck, có thể cho ra kết quả chụp bức xạ nền tốt gấp 3 lần bản đồ được thiết lập gần đây nhất.
Việc thu thập dữ liệu của Planck sẽ kết thúc vào cuối năm nay, nhưng sẽ phải đến tận tháng 1 năm 2013 thì các kết quả cuối cùng mới được chuẩn hóa do nhiễu loạn bức xạ bởi các hành tinh gần chúng ta.

Khám phá vĩ đại?
Ngay cả với dữ liệu từ Planck, việc tìm kiếm bằng chứng cho sự tồn tại của đa vũ trụ giống như 1 trò chơi may rủi mà kết quả là không thể lường trước.
Một vụ va chạm có thể làm vỡ nát một vũ trụ trước khi chúng ta có thể nhìn thấy dấu hiện của nó, cũng có thể nhẹ tới mức không thể phát hiện ra các vết lõm do nó gây nên. Hoặc thậm chí một chuổi va chạm sẽ làm hỏng các bằng chứng lẫn nhau để chúng ta có thể phát hiện.
Nếu một va chạm lớn xảy ra và được phát hiện, nó phải để lại những hậu quả sau đó như sự thay đổi nhiệt độ, mật độ vật chất hoặc thậm chí những bioeens động lớn hơn nữa. Johnson và các đồng nghiệp chính là những người đang giữ những thuật toán có thể cho chúng ta biết thực sự có phải đa vũ rụ là tồn tại hay không khi các dữ liệu của Planck được chuẩn hóa.

Và nếu như điều này là có thật, nó sẽ vĩnh viễn thay đổi cách nhìn của chúng ta về vũ trụ!

VACA (theo National Geographic)
Vui lòng ghi rõ nguồn trích dần Thienvanvietnam.org khi bạn sử dụng bài viết này)