Rạng sáng 30 tháng 7 vừa qua, một vết đen Mặt Trời có tên Active Region 1261 (vùng hoạt động 1261) đã phun trào ra các quầng lửa trên bề mặt Mặt Trời. hiện tượng này đã được đài quan sát biến động Mặt Trời của NASA ghi lại.

 

 

 

Dưới đây là đoạn video về hiện tượng này được ghi lại ở dải sóng tử ngoại. Hãy chú ý kĩ một vùng sáng có 1 thời điểm bùng nổ.

 

 

 

Các vùng sáng nhất mà bạn thấy chính là các vết đen Mặt Trời. Trên thực tế nếubanj nhìn ở dải sóng biểu kiến như dùng mắt thường hay qua các thiết bị quang học (phải có sun filter) bạn sẽ thấy đây là các vùng tối, nhưng ở dải tử ngoại thì ngược lại, các vùng này lại rất sáng.
các quầng lửa trên Mặt Trời xuất hiện khi các đường sức từ bị xoắn lại với nhau tại một vài điểm, chúng tập trung năng lượng lớn và bỗng nhiên bùng nổ. các nhà thiên văn phân loại chúng dựa theo mức năng lượng phóng ra dưới dạng tia X, các cấp được chia từ A, B, C (yếu) cho tới M (trung bình) tiến tiếp tới X (mạnh nhất), các cấp lại được chia nhỏ với các số đi kèm. Vụ bùng bổ bạn xem trên hình thuộc loại M9, mức năng lượng cao nhất của cấp M. Nó khá mạnh nhưng không đủ gây ảnh hưởng tới chúng ta ở khoảng cách 150 triệu km cách Mặt Trời, nếu không nó đã có thể cho Trái Đất một vài ngày với cực quang lớn hơn mọi khi.

Các biến động của Mặt Trời có chu kì tăng và giảm khoảng 11 năm. Chúng ta đang ở trong chu kì 24 của nó. trước đó đã có một khoảng nghỉ khá dài sau chu kì 23 và lúc này chu kì 24 mới bắt đầu và đang ở giai đoạn tăng dần. Độ manh/yếu của nó trong thời gian tới sẽ tiếp tục giúp chúng ta khám phá được nhiều hơn về Mặt Trời và những gì nó có thể ảnh hưởng tới cho Trái Đất.

VACA
(theo Bad Astronomy)