Tất cả các ngôi sao có thể hình hành trong những hệ nhiều sao và theo thời gian, chúng trôi giạt ra ngoài hoặc đẩy ngôi sao song sinh của chúng ra xa.
Một đám mây của khí và các ngôi sao trẻ trong đám mây phân tử Perseus có thể tiết lộ một sự thật khá lạ lùng trong vũ trụ: nếu không phải là tất cả thì hầu hết các ngôi sao đều sinh ra theo cặp. Điều này có nghĩa Mặt Trời của chúng ta cũng có thể đã mất đi sao song sinh của mình ở đâu đó và đó rất có thể là một trong những sao chúng ta đã biết đến.
Về cơ bản, tất cả các ngôi sao hình thành trong những đám mây phân tử. Khi quan sát mây phân tử Perseus (một vùng tạo sao có vị trí ở khu vực chòm sao Perseus), các nhà thiên văn thấy rằng gần như tất cả các ngôi sao này đều có ràng buộc hấp dẫn. Điều này có thể là đòi hỏi đối với các tiền sao - những thiên thể dạng hình trứng này có thể cần có một điểm đặt trọng lực chung với một đồng hành để tích lũy khối lượng. Các lõi đậm đặc sau đó sử dụng những vật liệu còn sót lại đểu tạo nên nhiều sao hơn và tiếp tục quá trình này.
Vậy tại sao Mặt Trời lại không có ngôi sao song sinh nào? Có vẻ như 60% các ngôi sao theo thời gian đã rời bỏ đồng hành của mình, chúng tách xa dần khỏi nhau cho đến khi cắt đứt mối liên hệ về lực hấp dẫn. Chúng cũng có thể không phải tất cả đều có cùng tính đối xứng về khối lượng, nghĩa là một trong hai sao, sao hình thành sớm hơn có thể là những sao lùn nâu và nó bị đẩy ra xa bởi chính bạn đồng hành lớn hơn kia.
Các tác giả của bài báo đã được chấp nhận trên Những điểm đáng chú ý hàng tháng của Hội thiên văn Hoàng gia (MNRAS) cho biết cần nhiều công trình hơn để khẳng định giả thuyết của họ. Nếu đúng như vậy thì cuộc tìm kiếm tiếp theo sẽ nhằm tìm kiếm ngôi sao song sinh trước kia của Mặt Trời.
Mỹ Linh
Theo Astronomy