e0Tàu không gian Cassini của NASA đang trong giai đoạn cuối của sứ mệnh kéo dài gần 20 năm của nó, dự kiến kết thúc ngày 15 tháng 9 năm 2017. Trong khi Cassini đi qua Sao Thổ ngày 12 tháng 4 năm 2017, nó đã chụp bức ảnh Trái Đất lần cuối cùng từ Sao Thổ, ở khoảng cách 870 triệu dặm (1,2 tỷ km).

....

Để vinh danh bức ảnh này, chúng ta hãy cùng xem những hình ảnh Trái Đất được chụp từ tất cả các hành tinh khác đã có tới nay.

Bức ảnh mới, cũng là bức ảnh cuối cùng chụp Trái Đất của Cassini





Sao Thủy

Ngày 6 tháng 5, tàu không gian MESSENGER (viết tắt của Mercury Surface, Space Environment, Geochemistry, and Ranging) của NASA đã chụp một bức ảnh về Trái Đất và Mặt Trăng ở khoảng cách 114 triệu dặm (183 triệu km).

Sao Hỏa

Hình ảnh Trái Đất từ Sao Hỏa là bức ảnh đầu tiên của chúng ta được chụp từ một hành tinh khác. Bức ảnh được chụp bằng máy ảnh High Resolution Imaging Science Experiment (máy ảnh ghi hình thực nghiệm khoa học phân giải cao - HiRISE) ngày 3 tháng 10 năm 2007, ở khoảng cách 88 triệu dặm (142 triệu km). Bức ảnh chỉ cho thấy một nửa Trái Đất và Mặt Trăng do được chụp ở góc 98 độ so với hướng của ánh sáng Mặt Trời, do đó chỉ thấy một nửa đĩa sáng. Ở góc dưới bên phải là bờ biển phía tây của Nam Mỹ.




Sao Thổ

Hành tinh thứ ba mà từ đó một bức ảnh Trái Đất đã được chụp là Sao Thổ. Bức ảnh này đã được chụp vào ngày 19 tháng 7 năm 2013, ở khoảng cách 898 triệu dặm (1,44 tỷ km). Chấm xanh nhỏ chính là Trái Đất, nằm ở phía dưới các vành F, G, E của Sao Thổ. Bức ảnh này cũng là lần đầu tiên chúng ta hiểu rõ về việc Trái Đất có thể được ghi hình từ các hành tinh khác.




Xa hơn Sao Hải Vương

Được biết đến như một “Đốm xanh mờ nhạt (The Pale Blue Dot)”, đây là bức “chân dung” đầu tiên của Hệ Mặt Trời. Voyager 1 đã chụp tổng cộng 60 khung hình để tạo nên một bức tranh của Hệ Mặt Trời từ khoảng cách kỷ lục, khoảng 4 tỷ dặm (6 tỷ km), ngày 14 tháng 2 năm 1990. Trái Đất là một chấm xanh nhỏ, có kích thước khoảng 1 pixel, có thể thấy nằm ở trung tâm của một trong những tia sáng, bởi bức ảnh này chụp nó khi ở rất gần Mặt Trời.

Vào lúc chụp bức ảnh này, Voyager 1 đang trên đường ra phía ngoài Hệ Mặt Trời, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của nó, nghiên cứu vùng ngoài Hệ Mặt Trời.  Khi đó NASA, theo đề nghị của Carl Sagan, đã lệnh cho nó xoay camera và chụp bức ảnh cuối cùng của Trái Đất và Hệ Mặt Trời rộng lớn.



L.C
Theo Astronomy